Cách ổn định chất lượng nước thải đầu ra

Ổn định chất lượng nước thải đầu ra là bước vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra giúp kiểm soát quá trình xử lý nước thải có đạt hiệu suất như mong đợi hay không, cũng như nhanh chóng phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến nước thải đầu ra không đạt chuẩn và đưa ra giải pháp khắc phục một cách nhanh chóng.

Cách ổn định chất lượng nước thải đầu ra

3 bước giúp ổn định chất lượng nước thải đầu ra

Để ổn định chất lượng nước thải đầu ra cần phải kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Bước 1. Kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào

Kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải là quá trình đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Sự thay đổi đột ngột lưu lượng đầu vào; COD, BOD, TSS không ổn định; tải trọng chất hữu cơ trong nước thải cao hoặc nước thải có chứa chất độc hại, … là những lý do thường gặp dẫn đến tình trạng vi sinh của hệ thống bị sốc tải. Điều này là vô cùng nghiêm trọng đối với các hệ thống xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học.

Kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào ổn định là cách giúp ổn định chất lượng nước thải đầu ra hiệu quả

Hình 1. Kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào ổn định là cách giúp ổn định chất lượng nước thải đầu ra hiệu quả.

Để kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào, cần thực hiện:

  • Kiểm soát chặt chẽ lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào theo lịch trình cụ thể và thường xuyên.
  • Nếu phát hiện các nguyên vật liệu độc hại thì phải nhanh chóng tìm ra nguồn gốc và thực hiện giải quyết triệt để nguồn gốc phát sinh.
  • Khi xảy ra tình trạng sốc tải hệ vi sinh (dấu hiệu bị sốc tải như nổi bùn trương lên bề mặt, bọt trắng nổi,…) thì phải giảm lưu lượng vào bể, xả thải bùn dư và bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND để khôi phục lại hệ thống vi sinh. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND theo liều lượng chỉ định từ các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong xử lý nước thải tại BIOGENCY giúp ổn định hệ thống xử lý, khôi phục hệ vi sinh vật sau sốc tải.
  • Ngoài ra, bổ sung các chất dinh dưỡng như methanol, mật rỉ đường,… để cân bằng hệ số C:N:P:S đảm bảo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật phát triển.

Bổ sung men vi sinh và mật rỉ đường để giúp ổn định chất lượng nước thải đầu vào, phục vụ hiệu quả cho quá trình xử lý nước thải sinh học phía sau

 Hình 2. Bổ sung men vi sinh và mật rỉ đường để giúp ổn định chất lượng nước thải đầu vào, phục vụ hiệu quả cho quá trình xử lý nước thải sinh học phía sau.

Sản phẩm Microbe-Lift IND chứa một tổ hợp vi sinh dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần, chuyên tăng khả năng phân hủy sinh học của toàn hệ thống, giảm BOD, COD, TSS đầu ra và giảm hiện tượng chết vi sinh do sốc tải.

Bước 2. Kiểm soát quá trình Amon hóa, Nitrat hóa và khử Nitrat hóa để kiểm soát hàm lượng Nitơ đầu ra

Amon hóa, Nitrat hóa và khử Nitrat hóa là chuỗi quá trình xử lý lượng Nitơ trong nước thải. Trong đó, Amon hóa là quá trình chuyển đổi Nitơ hữu cơ về Nitơ Amoni và Amoniac. Nitrat hóa là quá trình chuyển hóa Nitơ Amoni thành Nitrit và Nitrat. Quá trình Nitrat hóa xảy ra ở môi trường hiếu khí bắt buộc. Do đó, để đảm bảo hiệu suất chuyển hóa thì phải cung cấp môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển (DO >3.0 mg/l, pH từ 6.5 đến 8.5, cân bằng hệ số C:N:P trong môi trường,…).

Sản phẩm Microbe-Lift N1 chứa hai chủng vi sinh vật chuyên biệt để xử lý quá trình Nitrat hóa này là Nitrosomonas Nitrobacter, giúp hiệu suất xử lý cao và ổn định hơn so với các vi khuẩn bản địa. Khắc phục hiện tượng vi sinh chết do bị sốc với hàm lượng Ammonia cao.

Đổ men vi sinh Microbe-Lift N1 giúp ổn định chỉ tiêu Ammonia

Hình 3. Đổ men vi sinh Microbe-Lift N1 giúp ổn định chỉ tiêu Ammonia.

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift N1 với liều lượng và cách sử dụng được đội ngũ kỹ thuật đến từ BIOGENCY tư vấn sẽ cho hiệu quả đạt chuẩn như mong đợi.

Nitơ trong nước thải sau quá trình Nitrat hóa sẽ được xử lý ở công đoạn cuối là quá trình khử Nitrat để đưa Nitơ về dạng khí N2 và đưa ra ngoài môi trường. Giai đoạn khử Nitrat ảnh hưởng trực tiếp đến lượng Nitơ tổng trong chất thải, vậy nên cần phải chú ý kỹ đến giai đoạn này để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn.

Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa chủng vi sinh vật khử Nitrat riêng biệt, giúp hiệu suất của quá trình khử Nitrat cao hơn 5 – 7 lần so với chủng vi sinh thông thường.

Bước 3. Kiểm soát các điều kiện của môi trường xử lý

Các yếu tố hưởng trực tiếp đến khả năng xử lý của hệ thống như:

  • Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
  • Thời gian lưu nước tại các bể xử lý.
  • Công suất và vị trí đặt của máy thổi khí…

Đòi hỏi các kỹ sư vận hành phải có kinh nghiệm cũng như nhạy bén trong công việc để nhận ra được vấn đề ảnh hưởng nhanh chóng và đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất.

—–

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về việc ổn định chất lượng nước thải đầu ra, hoặc đang cần tư vấn phương án và các dòng men vi sinh xử lý nước thải với hiệu quả vượt trội, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>>> Xem thêm: 5 yếu tố giúp vận hành hệ thống xử lý nước thải ĐẠT CHUẨN