Ba giai đoạn của một công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là một trong những loại nước thải khó xử lý và cần phải xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Áp dụng vào công nghệ vào xử lý nước thải sinh hoạt là giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ba giai đoạn của một công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mà Biogency chia sẻ qua bài viết dưới đây.

công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Amonia và Nitơ từ nước thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm

Nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như tắm giặt, rửa bát, đổ rác, nhà vệ sinh… được gọi là nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng ô nhiễm hữu cơ thấp nhưng lại có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là Amonia và Nitơ có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Do đó, một hệ thống xử lý nước thải được lắp đặt và bảo trì phù hợp để xử lý nước thải sinh hoạt sẽ giảm thiểu tác động đến nước ngầm và nước mặt.

Bể điều hòa của một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hình 1. Bể điều hòa của một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Ba giai đoạn của một công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Xử lý nước thải sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng hiện nay. Xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo rằng tất cả nước thải của hộ gia đình được xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn, sạch sẽ và phù hợp để thải trở lại môi trường, sông hồ, hoặc suối. Một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trải qua ba giai đoạn chính:

– Giai đoạn sơ cấp

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lý nước thải. Giai đoạn này loại bỏ khoảng 40 – 60% chất rắn lơ lửng bằng việc sử dụng hầm tự hoại hoặc bể lắng sơ cấp. Nước thải được xử lý một phần từ bể sơ cấp sau đó chảy sang hệ thống xử lý thứ cấp.

– Giai đoạn thứ cấp

Đây là giai đoạn bắt đầu xử lý sinh học (hiếu khí / thiếu khí) nước thải từ giai đoạn sơ cấp và loại bỏ đến 90% chất hữu cơ. Giai đoạn này sử dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bùn hoạt tính tiêu thụ oxy hòa tan để thúc đẩy sự phát triển của các bông bùn sinh học giúp loại bỏ đáng kể các chất hữu cơ, đặc biệt là phản ứng Nitrat hóa, chuyển hóa Amonia thành dạng Nitrat nhờ 02 chủng vi sinh vật là Nitrosomonas và Nitrobacter.

Men vi sinh lỏng nhập khẩu Mỹ Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1

Hình 2. Men vi sinh lỏng nhập khẩu Mỹ Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 chuyên dùng xử lý cho nước thải sinh hoạt.

Bùn hoạt tính” chứa vi sinh vật được tuần hoàn liên tục trở lại bể sục khí để tăng tốc độ phân hủy hữu cơ và khử Nitrat. Vi sinh vật phân hủy các chất rắn lơ lửng đã hòa tan chưa được loại bỏ bằng quá trình lắng sơ cấp. Sau giai đoạn thứ cấp, nước được đưa đến bể lắng sinh học, nơi bùn hoạt tính lắng xuống, nước thải lúc này đã loại bỏ được các chất ô nhiễm 90 đến 95%.

Quá trình chuyển hóa các thành phần chứa Nitơ trong nước thải sinh hoạt.

Hình 3. Quá trình chuyển hóa các thành phần chứa Nitơ trong nước thải sinh hoạt.

– Giai đoạn thứ ba

Khi nước thải đầu ra từ quá trình xử lý thứ cấp chưa đạt đủ quy chuẩn, mức độ xử lý thứ ba được gọi là xử lý cấp ba hoặc xử lý nâng cao, có thể được sử dụng. Mục đích của giai đoạn này là xử lý hoàn thiện để nâng cao chất lượng nước thải đầu ra đến mức mong muốn và đạt quy chuẩn xả thải. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn khử trùng và UV là chất khử trùng lý tưởng cho nước thải vì nó không làm thay đổi chất lượng nước.

Khi nước thải ở giai đoạn thứ ba, nó vẫn còn chứa các chất lơ lửng và các hạt mịn. Tuy nhiên chúng sẽ được loại bỏ trong giai đoạn này. Nước thải đầu ra giai đoạn này hầu như không có các chất độc hại và hóa chất, có thể được tái sử dụng, tái chế hoặc thải trở lại môi trường.

—–

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đem lại hiệu quả vượt mong đợi. Men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 có khả năng xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn chỉ sau thời gian 4 tuần. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm cũng như phương án xử lý nước thải sinh hoạt cụ thể, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải sinh hoạt chung cư (200 m3/ngđ) đạt chuẩn đầu ra