3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo độc hiệu quả

Các loại tảo có lợi và tảo độc trong ao nuôi tôm luôn luôn tồn tại song song. Khác với loại tảo có lợi, các loại tảo được gọi là tảo độc khi chúng phát triển sẽ gây nguy hiểm cho môi trường sống của tôm. Bài viết này sẽ giúp bà con tìm hiểu về các loài tảo độc trong ao nuôi tôm và cách kiểm soát chúng.

3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm & Cách kiểm soát tảo độc hiệu quả

3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm bà con cần chú ý

Tảo độc tồn tại trong ao khá nguy hiểm cho tôm, do nó có khả năng ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến gan, tụy, chất lượng nước,…

Dưới đây là 3 loại tảo độc mà bà con cần chú ý và kiểm soát chặt chẽ trong quá trình nuôi tôm:

– Tảo lam:

Đối với ao tôm thì tảo lam là một trong những loại tảo độc trong ao nuôi tôm phổ biến. Sở dĩ gọi nó là tảo độc là vì một số loài tảo lam có khả năng tiết ra chất độc trong môi trường nước. Các chất độc này khiến ao tôm có mùi hôi, đồng thời có độ nhờn ở màng tế bào có thể gây tắc nghẽn mang của tôm, cản trở hô hấp của tôm. Ngoài ra nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa trong ao nuôi tôm.

Bà con thường sẽ gặp 2 dạng là tảo lam dạng sợi và tảo lam dạng hạt khi nuôi tôm. Chúng là dạng tảo có kích thước lớn do chúng sống theo dạng tập đoàn, và thường sống ở nơi có độ mặn thấp. Có thể dễ dàng quan sát thấy tảo lam trong ao nuôi tôm bằng mắt thường quan các dấu hiệu:

  • Nước ao có màu xanh đậm.
  • Nước ao có màu xanh nước sơn.
  • Nước ao có váng xanh nổi trên mặt nước.

Bà con có thể quan sát tảo lam trong ao của mình là dạng sợi hay dạng hạt bằng cách quan sát lúc trời nắng gắt. Lúc này tảo sẽ thường nổi thành từng đám trên mặt nước và phía cuối gió rất dễ quan sát kỹ. Thường tảo lam dạng sợi sẽ độc hơn tảo lam dạng hạt cho dạng sợi dễ vướng vào mang tôm hay khiến tôm dễ ăn phải mà không tiêu hoá được khiến tôm mắc bệnh đường ruột.

Hình dưới đây là một số loại tảo lam thường gặp trong ao tôm:

Hình ảnh tảo lam khi xem trên kính hiển vi và quan sát thực tế.

Hình 1. Hình ảnh tảo lam khi xem trên kính hiển vi và quan sát thực tế.

Tảo lam sẽ phát triển mạnh khi hàm lượng muối dinh dưỡng cao, tỉ lệ N/P từ 3 đến 5/1 thì tảo lam sẽ chiếm ưu thế trong ao nuôi. Tảo lam có sức sống mạnh mẽ và có khả năng chịu nhiệt tốt. Với một loại tảo độc vừa gây hại cho ao tôm, vừa có khả năng sống tốt cùng chu kỳ phát triển dài như tảo lam thì bà con cần hết sức lưu ý và có cách kiểm soát tối ưu.

– Tảo mắt:

Là một loại tảo độc trong ao tôm, tảo mắt xuất hiện chứng tỏ đáy ao nuôi của bà con đang gặp tình trạng nhiễm bẩn. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho tảo mắt phát triển, chúng sống trong môi trường phú dưỡng. Lúc này ao sẽ có màu nâu đen hoặc màu xanh rau má.

Tảo mắt thường phân bổ chủ yếu trong môi trường nước ngọt và một số ít sống ở nước lợ mặn. Khi quan sát bằng kính hiển vi, các nhà nghiên cứu thấy được tảo mắt có khả năng di chuyển nhanh trong nước nhờ có lông roi nằm ở đầu trước cơ thể đơn bào và có mắt màu đỏ. Một số loại tảo mắt phổ biến như hình:

Một số loại tảo mắt phổ biến.

Hình 2. Một số loại tảo mắt phổ biến.

Thức ăn tôm bị dư thừa đọng lại dưới đáy trong quá trình nuôi thâm canh tạo môi trường phú dưỡng cho tảo mắt phát triển. Đối với các mô hình nuôi tôm ít cho ăn sẽ ít xuất hiện tảo mắt hơn.

Tảo mắt xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong nước. Khi chúng phát triển mạnh sẽ khiến cho ao nuôi có màu nước xanh rau má, hoặc một số trường hợp nước ao có thể sẽ có màu nâu đen. Chúng có thể khiến tôm nuôi bị loãng đường ruột hay đứt khúc đường ruột, làm giảm chất lượng tôm nuôi.

– Tảo giáp:

Đây là loại tảo thường xuất hiện trong các ao có nước mặn, chỉ có khoảng 10% xuất hiện ở nước ngọt. Tảo giáp khi phát triển trong ao nuôi sẽ khiến nước ao có màu nâu đỏ và các váng nâu đỏ nổi trên mặt nước.

Hình dạng của tảo giáp khi soi dưới kính hiển vi.

Hình 3. Hình dạng của tảo giáp khi soi dưới kính hiển vi.

Tảo giáp có dạng đơn bào hình cầu hoặc hình sợi. Tương tự như tảo mắt, tảo giáp cũng có roi. Nhờ đó mà chúng di chuyển rất nhanh nhờ roi, và cả những tiên mao xung quanh nó. Chúng cũng có vách tế bào khá cứng để tự bảo vệ.

Tôm nuôi trong ao khi ăn phải loại tảo này sẽ gây nguy hiểm cho tôm do tôm không thể tiêu hoá được chúng. Tôm sẽ gặp phải các tình trạng như đường ruột bị tắc nghẽn hay bị đứt đoạn do loại tảo này có quá nhiều trong đường ruột. Khi ao bị nhiễm tảo giáp thì tôm sẽ xuất hiện tình trạng nổi đầu về đêm và sáng sớm cho thiếu oxy. Tảo giáp cũng làm cho nước ao bị phát sáng làm ảnh hưởng đến tập tính sống bình thường của tôm.

Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi tôm

Các nguyên nhân khiến cho tảo độc trong ao phát triển phải kể đến:

  • Lượng thức ăn dư thừa nhiều trong ao nuôi, tích lũy ở nền đáy ao.
  • Phân tôm trong suốt vụ nuôi gây bẩn đáy ao.
  • Quy trình thay nước hay không thay nước trong thời gian nuôi.
  • Thời tiết nắng mưa thất thường làm ảnh hưởng đến nhiệt độ ao nuôi, ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ mùn bã hữu cơ tăng sinh nhiều chất dinh dưỡng cho tảo phát triển.
  • Mưa kéo dài cũng làm giảm độ mặn trong ao nhanh gây phân tầng mặt nước tạo điều kiện cho tảo lam phát triển.

Khi đã nắm được các nguyên nhân khiến hình thành tảo độc trong ao nuôi tôm, nhiệm vụ của chúng ta là làm sao giảm thiểu được các nguyên nhân đó. Từ đó công tác quản lý và kiểm soát tảo độc mới được tối ưu và đảm bảo sức khỏe cho tôm trong suốt mùa vụ.

Tảo độc trong ao nuôi tôm rất cần được quản lý đúng cách.

Hình 4. Tảo độc trong ao nuôi tôm rất cần được quản lý đúng cách.

4 cách kiểm soát tảo độc trong ao nuôi tôm

– Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm ăn

Bà con cần kiểm soát lượng thức ăn cho tôm ăn vừa đủ với mật độ nuôi. Việc nuôi thâm canh và cho một lượng thức ăn lớn sẽ làm thức ăn dư thừa, gây lãng phí không đáng có và tiềm tàng nguy cơ phát triển tảo độc gây ảnh hưởng nặng đến mùa vụ của mình.

Để kiểm soát được lượng thức ăn này bà con cần nắm được cách cho tôm ăn sao cho hiệu quả. Nhờ đó mà bà con sẽ tiết kiệm được chi phí mua thức ăn mà tôm cũng có môi trường phát triển khoẻ mạnh hơn.

Bà con có thể tham khảo bài viết “Cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả?” tại đây. Bài viết sẽ hướng dẫn bà con cách cho tôm ăn trong suốt mùa vụ một cách hợp lý.

Cho tôm ăn hiệu quả sẽ góp phần làm giảm sự hình thành của tảo độc trong ao nuôi tôm.

Hình 5. Cho tôm ăn hiệu quả sẽ góp phần làm giảm sự hình thành của tảo độc trong ao nuôi tôm.

– Kiểm soát hàm lượng Nitơ trong ao nuôi tôm

Kiểm soát hàm lượng Nitơ trong ao tôm chính là giúp kiểm soát sự phát triển của tảo lam. Tảo lam thường rất dễ phát sinh trong ao nuôi khi có sự xuất hiện của hàm lượng Nitơ cao.

Bà con có thể tham khảo một trong những giải pháp xử lý và kiểm soát Nitơ (xử lý khí độc) tốt nhất hiện nay trên thị trường hiện nay từ Biogency. Giải pháp ứng dụng 2 chủng vi sinh là NitrobacterNitrosomonas để xử lý Nitơ, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm lại vừa an toàn cho sức khỏe của người nông dân và tôm nuôi.

Bà con có thể xem chi tiết giải pháp tại đây: https://biogency.com.vn/giai-phap-xu-ly-khi-doc/

Giải pháp xử lý khí độc (NO2, NH3) đến từ Biogency giúp kiểm soát sự hình thành và phát triển của tảo độc trong ao nuôi tôm.

Hình 6. Giải pháp xử lý khí độc (NO2, NH3) đến từ Biogency giúp kiểm soát sự hình thành và phát triển của tảo độc trong ao nuôi tôm.

– Xử lý lượng bùn đáy, nhớt bạt trong ao

Bùn đáy, nhớt bạt được hình thành bởi lượng thức ăn thừa và chất thải ra của tôm. Bà con cần xử lý để không tạo điều kiện phú dưỡng cho các loại tảo độc phát triển.

Để xử lý được vấn đề này bà con cần bổ sung vào ao nuôi lượng men vi sinh giúp phân huỷ lớp bùn đáy. Khi lớp bùn đáy được xử lý hiệu quả thì ngoài kiểm soát tảo độc gây hại còn giúp bà con giảm chi phí thay nước, giảm tần suất nạo vét đáy ao.

Bà con có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA, một sản phẩm từ thương hiệu Biogency chuyên xử lý đáy ao tôm. Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu chính ngạch 100% từ Mỹ nên đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bà con.

Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này bà con có thể xem tại đây: https://biogency.com.vn/giai-phap-xu-ly-day/

Giải pháp xử lý đáy đến từ Biogency giúp kiểm soát sự sinh thành phát triển của tảo độc trong ao nuôi tôm.

Hình 7. Giải pháp xử lý đáy đến từ Biogency giúp kiểm soát sự sinh thành phát triển của tảo độc trong ao nuôi tôm.

– Bổ sung các loại tảo có lợi tồn tại và duy trì trong ao nuôi

Một trong những cách hữu ích nhất trong việc quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm chính là việc bà con duy trì được các loài tạo có lợi trong ao tôm. Tảo có lợi ở đây chính là 2 loại tảo Silic và tảo lục. Hai loại tảo này sẽ giúp cung cấp chất khoáng tốt cho tôm, tôm mau cứng vỏ, cân bằng sinh thái và hạn chế hiện tượng tảo nở hoa.

Khi thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường thì các loại tảo độc nêu trên sẽ rất dễ phát triển. Vì vậy chúng ta cần tạo cho ao nuôi một nguồn tảo gốc có lợi để khi thời tiết bất lợi nó sẽ vẫn lấn át được các loài tảo độc trong ao nuôi tôm.

Bà con có thể bổ sung men vi sinh Microbe-Lift AQUA C có chứa vi khuẩn quang hợp Rhodopseudomonas. Đây là chủng vi khuẩn có khả năng kích thích sự phát triển của tảo Silic và tảo lục. Khi sử dụng sản phẩm sẽ tạo màu nước trà suốt vụ, gây màu nước ao tôm hiệu quả. Đó là màu biểu thị của tảo Silic trong ao tôm. Từ đó tạo hệ tảo có lợi giúp môi trường nước ao nuôi duy trì trạng thái lý tưởng cho tôm phát triển.

Mong rằng bài viết này hữu ích và giúp được cho bà con trong việc xác định và xử lý các loại tảo độc trong ao nuôi tôm. Mọi khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay đến Biogency, đội ngũ kỹ sư thủy sản của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con tại số HOTLINE 0909 537 514.

Biogency – Luôn đồng hành với bà con trong mỗi vụ nuôi.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ. Làm thế nào để tôm lột vỏ thuận lợi?