4 dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải

Nitơ trong nước thải thường tồn tại ở 4 dạng chính (không bao gồm khí Nitơ) theo thứ tự trạng thái oxy hóa giảm dần bao gồm: Nitơ hữu cơ, Nitơ Ammoniac, Nitơ Nitrit và Nitơ Nitrat. Mỗi dạng tồn tại của Nitơ thường được phân tích thành một thành phần riêng biệt, tổng Nitơ được tính từ tổng của 4 dạng này. Hôm nay Biogency sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết về mỗi dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải.

4 dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải

4 dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải

– Nitơ hữu cơ:

Nitơ hữu cơ bao gồm hợp chất tự nhiên như Protein và Peptide, Axit Nucleic và Urê cùng nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp thường có nhiều trong nước thải chăn nuôi.

Để quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ thành dạng Nitơ Amonia cần thông qua một quá trình được gọi là thủy phân, để quá trình thủy phân diễn ra tối ưu chúng ta có thể sử dụng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS, vi sinh này chứa quần thể vi sinh vật kỵ khí dạng lỏng có hoạt tính mạnh giúp tăng tốc độ phân hủy các hợp chất hữu cơ từ 30 – 50%.

Để tăng hiệu suất xử lý Nitơ hữu cơ có thể kết hợp sử dụng thêm men vi sinh Microbe-Lift SA chứa quần thể vi sinh vật tùy nghi có hoạt tính cao giúp tăng cường quá trình oxy hóa các hợp chất Nitơ hữu cơ khó phân hủy sinh học.

Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ thành dạng Nitơ Amonia.

Hình 1. Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ thành dạng Nitơ Amonia.

– Nitơ Amonia:

Gần như tất cả Nitơ trong nước chưa xử lý ban đầu thường ở dạng Nitơ hữu cơ và Amonia, Amoni là một dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải.

Trong nước thải, để xử lý hàm lượng Nitơ Amoni hiệu quả thì ngoài điều kiện vận hành của bể hiếu khí, việc cung cấp chủng vi khuẩn tự dưỡng chuyên cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas sp.Nitrobacter sp. cũng không kém phần quan trọng. Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 02 chủng vi khuẩn tham gia quá trình Nitrat hóa với hiệu suất xử lý Amonia lên tới 99%.

– Nitơ Nitrit:

Nitrit cũng là một dạng tồn tại của Nitơ trong nước thải, được hình thành khi chuyển đổi Amoniac (NH3, NH4) nhờ vi khuẩn Nitrosomonas. Quá trình chuyển đổi Nitrit thành Nitrat thường diễn ra nhanh chóng trong nước thải. Khi quá trình Nitrat hóa đang diễn ra một phần thì nồng độ Nitrit sẽ cao hơn.

Chủng vi khuẩn Nitrosomonas có khả năng chuyển hóa Nitơ Amoni (NH4+) thành Nitrit (NO2-).

Hình 2. Chủng vi khuẩn Nitrosomonas có khả năng chuyển hóa Nitơ Amoni (NH4+) thành Nitrit (NO2-).

– Nitơ Nitrat:

Nitơ Nitrat là sản phẩm của quá trình Nitrat hóa. Cụ thể, Amoniac được chuyển hóa thành Nitrat (qua quá trình Nitrat hóa bởi nhóm vi sinh vật hiếu khí).

Chủng vi khuẩn Nitrobacter có khả năng chuyển hóa Nitrit thành Nitrat.

Hình 3. Chủng vi khuẩn Nitrobacter có khả năng chuyển hóa Nitrit thành Nitrat.

Để hoàn tất quá trình xử lý Nitơ thì quá trình khử Nitrat vô cùng quan trọng, giai đoạn này sẽ tiến hành quá trình khử Nitrat bằng cách chuyển hóa NO3- thành khí Nitơ ở dạng khí tự do, từ đó sẽ giảm nồng độ Nitơ trong nước thải. Quá trình này được tham gia bởi các chủng vi sinh vật gồm Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia, Pseudomonas và Achromobacter có khả năng khử Nitơ trong điều kiện thiếu khí.

Khử Nitrat trong nước thải với Men vi sinh Microbe-Lift IND:

Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các vi khuẩn dị dưỡng chuyên khử Nitrate nhanh hơn gấp 17 lần so với so với các vi khuẩn bản địa, bao gồm: Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis và Wolinella succinogenes giúp tăng hiệu suất xử lý Nitrate tối đa.

Quá trình chuyển hóa Nitrat thành khí Nitơ tự do trong xử lý nước thải.

Hình 4. Quá trình chuyển hóa Nitrat thành khí Nitơ tự do trong xử lý nước thải.

Cặp đôi vàng trong làng xử lý Amoni và Nitơ (MicrobeLift IND & MicrobeLift N1).

Hình 5. Cặp đôi vàng trong làng xử lý Amoni và Nitơ (MicrobeLift IND & MicrobeLift N1).

Giải pháp sinh học Biogency dẫn đầu trong giải pháp xử lý Amoni và Nitơ, nếu hệ thống của bạn đang gặp những vấn đề về Amoni và Nitơ trong nước thải thì liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Làm gì khi nồng độ oxy hòa tan thấp hoặc các chỉ số Nitơ, Phốt pho vượt quy chuẩn xả thải?