5 cách giúp Bể tách mỡ tăng hiệu quả hoạt động

Tại các cơ sở kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn hay các khu du lịch Resort lớn, luôn bố trí các bể tách dầu mỡ để xử lý các dầu mỡ trong quá trình hoạt động của nhà bếp. Hiệu quả xử lý của bể tách mỡ không tốt không những ảnh hưởng đến công đoạn xử lý nước thải phía sau mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở kinh doanh đó. Vậy có những cách nào giúp tăng hiệu quả hoạt động của bể tách mỡ? Ở bài viết này Biogency sẽ chia sẻ một số cách mà bạn đọc có thể áp dụng.

5 cách giúp Bể tách mỡ tăng hiệu quả hoạt động

Bể tách mỡ là gì?

Bể tách mỡ là một thiết bị lọc tách mỡ ra khỏi nước thải, ngăn ngừa hiện tượng tắc nghẽn đường ống và hỗ trợ quá trình xử lý nước thải bằng việc hạn chế lượng mỡ động vật lớn đi vào các công trình xử lý nước.

Bể tách mỡ 3 ngăn.

Hình 1. Bể tách mỡ 3 ngăn.

Trong quá trình thiết kế và hoạt động, nếu như bể tách mỡ bị quá tải hoặc không được vệ sinh, bảo trì thường xuyên… thì rất dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Thêm vào đó, ở nhiệt độ thấp, mỡ còn đông cứng lại thành từng mảng lớn, làm tắc nghẽn bể tách mỡ, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải phía sau.

5 cách giúp tăng hiệu quả của bể tách mỡ tăng hiệu quả

Để bể tách mỡ hoạt động hiệu quả, không làm gián đoạn quy trình xử lý nước thải và phát sinh mùi hôi khó chịu, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

– Tính toán và thiết kế bể tách mỡ phù hợp

Sử dụng bể tách mỡ là phương pháp hiệu quả trong việc tách các loại dầu mỡ ra khỏi nước thải. Với các nguồn nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ như nước thải chứa dầu mỡ, nếu áp dụng hệ thống bể xử lý này, các doanh nghiệp cần tính toán thiết kế bể tách mỡ sao cho phù hợp với công suất hoạt động kinh doanh của mình.

Việc tính toán thiết kế bể tách mỡ cần dựa trên lượng dầu mỡ có thể phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt để từ đó có cơ sở thiết kể bể tách mỡ đáp ứng được nhu cầu xử lý.

Hiện nay, người ta thường sử dụng bể tách dầu mỡ 3 ngăn để tách mỡ:

  • Ngăn thứ nhất: Lọc các loại rác thải và mỡ có kích thước lớn, điều hòa dòng chảy, tránh làm tắc nghẽn đường ống.
  • Ngăn thứ hai: Thực hiện chức năng tách mỡ. Mỡ sẽ nổi lên bề mặt của ngăn và được vớt ra ngoài.
  • Ngăn thứ ba: Chứa nước thải sau khi đã được tách mỡ ở ngăn thứ hai. Nước thải ở đây sẽ được đấu nối ra hệ thống xử lý nước thải để xử lý các chất ô nhiễm khác trước khi được thải ra môi trường.

Vật liệu để làm bể tách mỡ cũng có nhiều loại như:  Inox, Composite, nhựa PVC. Nhà vận hành có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và chi phí đầu tư.

– Vệ sinh và hút mỡ định kỳ

Trong quá hình hoạt động lâu ngày, bể tách mỡ bị đầy làm hiệu suất xử lý giảm, vì vậy các cơ sở kinh doanh nên thường xuyên vệ sinh và hút mỡ tại bể định kỳ. Tiến hành loại bỏ dầu mỡ ở bể tách mỡ theo định kỳ sẽ tránh được hiện tượng mỡ thừa tràn vào hệ thống xử lý nước thải. Từ đó giảm được các tắc nghẽn, hỏng hóc thiết bị xử lý không đáng có.

Bể tách mỡ cần được vệ sinh và hút mỡ định kỳ.

Hình 2. Bể tách mỡ cần được vệ sinh và hút mỡ định kỳ.

– Sử dụng các dụng cụ xử lý dầu mỡ trong nước thải

Ngoài việc thuê các đơn vị hút dầu mỡ định kỳ, doanh nghiệp có thể sử  dụng cụ chuyên dụng thông tắc đường ống bị nghẹt cặn mỡ để thu hồi cặn mỡ. Hoặc thu hồi mỡ thông tắc đường cống bị nghẹt cặn mỡ ở hố thu nước thải. Cách này vừa đơn giản, hiệu quả mà tiết kiệm chi phí cho đơn vị.

– Sử dụng hóa chất xử lý dầu mỡ tại bể tách mỡ

Cách này được khá nhiều đơn vị sử dụng để loại bỏ dầu mỡ thừa ra khỏi nguồn nước và bám trong đường ống. Hóa chất có khả năng đánh tan các dầu mỡ nhanh chóng, hiệu quả xử lý là khá cao.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó cũng khá nhiều như: Hiệu quả không kéo dài, sử dụng nhiều hóa chất sẽ làm hư hỏng đường ống. Ngoài ra dùng hóa chất có thể gây bỏng tay, không thân thiện với môi trường, Vì vậy trong quá trình dùng hóa chất, người thực hiện cũng chú ý đeo bao tay và khẩu trang, tránh không để hóa chất bắn vào cơ thể.

– Sử dụng men vi sinh xử lý dầu mỡ

Men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT vừa hiệu quả, lại thân thiện với môi trường. Vi sinh vật khi được bổ sung vào bể tách mỡ sẽ tạo thành một lớp màng vi sinh vật bảo vệ. Ngay khi có dầu mỡ thải ra, lớp màng vi sinh vật sẽ lập tức hoạt hóa và phân hủy dầu mỡ. Đường ống sẽ luôn luôn sạch sẽ. Vấn đề trào ngược, mùi hôi và tắc nghẽn sẽ không còn nữa. 

Men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT (chai Gallon).

Hình 3. Men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT (chai Gallon).

Ngoài ưu điểm xử lý lượng mỡ thải hiệu quả, xử lý dầu mỡ bằng vi sinh còn hạn chế mỡ đóng khối, mùi hôi, giảm tần suất vệ sinh bể tách mỡ, giảm phát sinh bùn thải tích tụ trong bể tách mỡ. Bởi vậy, đây là phương pháp đáng được các đơn vị cân nhắc.


Nếu bể tách mỡ của các bạn đang gặp vấn đề cần giải pháp xử lý phù hợp, hãy liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Nên xử lý dầu mỡ gây tắc nghẽn đường ống bằng hóa chất hay vi sinh?