5 cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm giúp tăng năng suất vụ nuôi

Hiện nay có rất nhiều cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm. Để việc xử lý bùn đáy ao mang lại hiệu quả, cần chú ý đến hai giai đoạn: Trước khi thả giống và trong quá trình nuôi. Để tăng năng suất vụ nuôi cũng như giúp tôm khỏe thì cách xử lý bùn đáy nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây.

5 cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm giúp tăng năng suất vụ nuôi

Các tác hại của bùn đáy gây ra cho ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, các thức ăn dư thừa, phân tôm, đất bị xói mòn, các loại vôi, khoáng chất, xác chết của các  loài vi sinh vật và vỏ tôm tích tụ lâu ngày sẽ lắng xuống tạo thành lớp bùn đáy trong ao nuôi. Nếu bà con không kịp thời xử lý sẽ gây nên các tác hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tôm cũng như giảm năng suất vụ nuôi.

Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm là việc làm cần thiết để giúp gia tăng năng suất mùa vụ.

Hình 1. Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm là việc làm cần thiết để giúp gia tăng năng suất mùa vụ.

Một số tác hại mà bùn đáy gây ra cho ao nuôi tôm:

  • Lượng bùn tích tụ trong ao nuôi nhiều sẽ tạo nên các khí độc như NH3,H2S. Quá trình bài tiết của tôm và sự phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và yếm khí sẽ sinh ra NH3. Trong điều kiện yếm khí, các chất hữu cơ khi lắng tụ sẽ sinh ra khí H2S.
  • Bùn đáy trong ao nuôi lắng tụ lâu ngày sẽ gây ra stress và ngộ độc cho tôm.
  • Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển gây nên các bệnh ở tôm như: Bệnh phân trắng, bệnh đường ruột, tảo nhiều gây cản trở hô hấp của tôm do tôm thiếu oxy dẫn đến việc tôm bị nổi đầu.
  • Làm thay đổi độ pH ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm.
  • Nước trong ao đục sẽ hạn chế ánh sáng thâm nhập giảm quang hợp, thiếu oxy cho tôm hô hấp.

Nước ao nuôi bị ô nhiễm do không xử lý bùn đáy.

Hình 2. Nước ao nuôi bị ô nhiễm do không xử lý bùn đáy.

5 cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hiệu quả

Có nhiều cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, có thể kể đến việc xử lý bằng phương pháp thủ công hoặc công nghệ. Việc xử lý ao nuôi nên được thực hiện thường xuyên và đều đặn để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

Sau đây là 5 cách bà con có thể tham khảo để xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hiệu quả:

– Xi-phông đáy ao

Các tạp chất còn sót lại ở vụ mùa cũ sẽ ảnh hưởng đến tôm, gây nên các bệnh ở tôm. Trước khi bắt đầu một vụ mùa mới, bà con cần làm sạch đáy ao cũ một cách cẩn thận. Việc cải tạo lại ao mới sạch sẽ giúp cho tôm ăn khỏe, lớn nhanh, ít bị bệnh.

Phương pháp xi phông đáy ao nên được thực hiện sau 2 – 3 tháng nuôi. Có nhiều cách xi phông đáy ao như: Xi phông bằng van tự động, bằng máy xi phông…

– Kiểm soát chất lượng thức ăn và lượng cho ăn

Thức ăn kém chất lượng gây nên độ tan rã trong nước không tốt, lâu dần sẽ tích tụ thành lớp bùn đáy, hãy luôn đảm bảo thức ăn sạch vì khi tôm ăn phải thức ăn bị ẩm mốc dễ gây ngộ độc cho tôm.

Vì vậy bà con nên sử dụng thức ăn có chất lượng cao, và cho tôm ăn một cách hợp lý, vừa đủ tránh lượng thức ăn dư thừa quá nhiều.

– Loại bỏ các chất thải ra khỏi ao nuôi

Các chất thải trong ao nuôi nhiều sẽ tạo nên các loại tảo có hại cho tôm, nếu để tôm ăn phải tảo độc trong ao như tảo lam sẽ gây ra hiện tượng tê liệt lớp biểu bì mô ruột, làm ruột không hấp thụ được thức ăn khiến tôm yếu và dễ bị bệnh.

Khi thấy lượng bùn quá nhiều, bà con nên thay nước hoặc dùng máy hút bùn để xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, tránh hiện tượng ao nuôi bị nhiễm bệnh tạo điều kiện cho tảo độc phát triển.

Cải tạo nước ao nuôi giúp ngăn chặn hình thành bùn đáy.

Hình 3. Cải tạo nước ao nuôi giúp ngăn chặn hình thành bùn đáy.

– Ngăn chặn xói mòn ở bờ ao và đáy ao

Bùn đáy ao hình thành một phần là do sự xói mòn ở đáy ao. Việc quạt nước quá mạnh hay mưa to sẽ gây nên hiện tượng đất bị xói mòn rửa trôi tạo hiện tượng tích tụ lớp bùn đáy gây ảnh hưởng đến tôm.

Chính vì vậy bà con cần tiến hành các biện pháp chống xói mòn, bà con có thể xây dựng đường bờ ao chắc chắn, bổ sung bờ kè hai bên. Nhờ vậy ao nuôi cũng sạch sẽ hơn và hạn chế được các mầm bệnh ở cá, tôm.

– Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA để xử lý bùn đáy và giảm nhớt bạt ao nuôi tôm

Trong ao nuôi sẽ luôn tồn tại các loại vi sinh tự nhiên làm sạch ao nước, khi hệ vi sinh này yếu đi sẽ làm cho nước trong ao bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho các loại tảo có hại sinh sản, bùn đáy cũng từ đây mà hình thành.

Sử dụng các hóa chất cắt tảo cũng sẽ làm mất đi hệ sinh thái này, thay vào đó bà con nên sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA bổ sung thêm vi sinh giúp hệ sinh thái tự nhiên hoạt động mạnh mẽ hơn.

Các ưu điểm mà Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA đem lại:

  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp tăng quá trình phân hủy của lớp bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy bề mặt của lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy, giảm các khí độc sinh ra từ bùn đáy.
  • Giảm chi phí thay nước, tần suất nạo vét đáy ao. Hạn chế các vi sinh vật gây hại sống trong môi trường bùn đáy. Giảm lượng chất hữu cơ và nồng độ ô nhiễm trong nước ao nuôi. Từ đó giảm hiện tượng tôm/cá chết do khí độc sinh ra từ bùn đáy và góp phần làm tăng năng suất cũng như sản lượng nuôi trồng.
  • Phân hủy được các hợp chất khó phân hủy như  Benzene-, Toluene-, Xylene. Sản phẩm được sử dụng trong cả ba môi trường: Hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi.
  • Vi sinh được sản xuất ở dạng lỏng, kích hoạt nhanh, có thể hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40‰ (khoảng 4%).

Với thành phần tự nhiên 100% nên an toàn cho ao nuôi tôm của bạn, ngoài ra sử dụng men vi sinh không gây ra tác dụng hại ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng lâu dài làm tăng số lượng vi sinh có lợi trong môi trường nước, giảm chi phí làm sạch đáy ao.

Hướng dẫn sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA để xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, giảm nhớt bạt

Liều lượng sử dụng: 100ml AQUA SA + 20 đến 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều + sục khí mạnh liên tục 24 tiếng dùng cho 1000 mét khối nước.

Sau khi thả tôm:

  • Từ ngày 1 – 30: Sử dụng 1 – 2 lần/tuần.
  • Từ ngày 30 – 60: Sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
  • Từ ngày 60 trở lên: Sử dụng 3 – 4 lần/tuần.

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA có khả năng xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hiệu quả vượt trội.

Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA có khả năng xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hiệu quả vượt trội.

Lưu ý: Liều lượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện và tình trạng thực tế của mỗi ao. Muốn vi sinh hoạt động tốt cần thường xuyên kiểm tra độ pH, vì các vi sinh xử lý đáy thường là dòng hiếu khí cần cung cấp đủ oxy hòa tan.

Trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm thì môi trường nước rất quan trọng. Một trong những nguyên khiến tôm bị bệnh phải kể đến nguồn nước trong ao nuôi tôm bị bùn đáy. Vậy nên việc xử lý bùn đáy ao nuôi tôm kịp thời đóng vai trò quan trọng, giúp tôm luôn được khỏe mạnh và tăng năng suất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu có vấn đề gì thắc mắc về xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

>>> Xem thêm: Xử lý khí độc Ammonia (NH3) & Nitrite (NO2) trong bể ương vèo tôm mật độ cao bằng biện pháp sinh học