Trong quá trình vận hành bể Aerotank, ngoài sơ đồ công nghệ chuẩn, các thiết bị hỗ trợ phù hợp công suất vận hành, quá trình kiểm soát các yếu tố vận hành trong bể sinh học cũng rất quan trọng để góp phần giúp hệ thống có nước đầu ra đạt chuẩn và ổn định. Vậy những yếu tố nào cần kiểm soát?
1. Lưu lượng nước thải vào bể Aerotank
Cần duy trì một lượng nước thải phù hợp với công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải đầu vào ổn định giúp hệ thống xử lý sinh học phía sau không bị thiếu tải (thiếu dinh dưỡng) hoặc sốc tải (nồng độ ô nhiễm cao, dư chất dinh dưỡng).
2. Nồng độ pH của nước thải
Trong quá trình vận hành bể Aerotank để xử lý nước thải, việc đo nồng độ pH có một ý nghĩa quan trọng. Mỗi vi sinh vật đều có một khoảng pH hoạt động tối ưu của nó. Do đó khi pH thay đổi không phù hợp sẽ làm cho khả năng hoạt động của vi sinh vật thay đổi và làm giảm hiệu quả xử lý.
Trường hợp pH quá cao hoặc quá thấp có thể làm chết vi sinh vật. Giá trị pH phải duy trì ở ngưỡng tối ưu cho quá trình phát triển của vi sinh vật trong nước thải tại bể sinh học (pH nên nằm trong khoảng từ 6,5 – 8,5).
Để đảm bảo được pH trong khoảng trên, cần kiểm soát pH hằng ngày bằng cách sử dụng hệ thống đo pH online hoặc đo bằng tay. Nếu nồng độ pH giảm hoặc tăng ngoài khoảng trên, cần điều chỉnh bằng những hóa chất phù hợp như NaOH hoặc H2SO4.
3. Chất dinh dưỡng có trong nước thải
Chất dinh dưỡng trong nước thải chủ yếu là nguồn Cacbon (BOD), Nitơ, Phốtpho, nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng như: Mg, Fe, Mn, Co… Tỉ lệ dinh dưỡng phù hợp cho vi sinh vật trong bể sinh học hiếu khí phát triển là C:N:P = 100:5:1 (C là BOD, N là Nitơ, P là Phốt pho).
4. Nồng độ Oxy hòa tan (DO) của bể
Đây là thông số vô cùng quan trọng đối với hệ thống sinh học hiếu khí. Vì nếu thiếu oxy, vi sinh vật hô hấp hiếu khí dễ bị chết. Và khi đó các vi sinh vật hô hấp tùy tiện như các vi sinh vật dạng sợi làm phồng bùn, khó lắng, dẫn đến giảm hiệu quả của quá trình xử lý. DO tối ưu thường từ 2 – 4 mg/l. Với các vi sinh vật xử lý các chất thải khác nhau thì đòi hỏi một lượng oxy hòa tan trong nước thải khác nhau. Cụ thể được thể hiện qua bảng dưới:
TT | Chất thải | Nồng độ oxy hòa tan cần thiết (mg/l) |
1 | COD | 0,68 |
2 | BOD | 1 |
3 | BOD5 | 1,42 |
4 | N-NH4+ | 4,32 |
5 | N hữu cơ | 4,57 |
Khi vận hành bể Aerotank, nồng độ oxy hòa tan nên được kiểm soát thường xuyên tại nhiều vị trí khác nhau trong bể.
5. Tỉ lệ giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh trong nước thải (F/M)
Tỷ số tải trọng F/M là lượng thức ăn (BOD) cung cấp mỗi ngày cho khối lượng vi sinh vật có trong bể sinh học hiếu khí. Tỷ số F/M được sử dụng để kiểm soát lượng MLSS có trong bể xử lý sinh học hiếu khí, lượng bùn hoạt tính có trong bể và có tỷ số F/M thường có giá trị dao động từ 0,2 đến 1. Các khoảng giá trị giá trị F/M
- 0,15 – 1,0: Khoảng giá trị F/M cần duy trì.
- > 1,0: Giảm tải trọng đầu vào bể hiếu khí bằng cách tăng thời gian sục khí, tăng lượng bùn tuần hòa, giảm tải lượng đầu vào.
- < 0,2: Giảm thời gian sục khí, tăng lượng bùn thải bỏ.
- Xem thêm: Tỷ lệ F/M là gì? Ảnh hưởng của nó đến quá trình xử lý nước thải >>>
Ngoài những yếu tố trên thì trong quá trình vận hành bể Aerotank, cần quan sát các hiện tượng của bể sinh học như: Sự thay đổi về màu, mùi nước thải, bông bùng, bọt nổi bề mặt,…để kiểm soát tốt cũng như tìm nguyên nhân và hướng giải quyết sự cố của hệ thống khi vận hành.
Kiểm soát 5 yếu tố trên trong quá trình vận hành bể Aerotank sẽ góp phần xử lý nước thải đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các chủng vi sinh hiếu khí vào trong bể Aerotank cũng là một việc làm cần thiết để tăng cường quá trình sinh học xảy ra trong bể, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn nhanh hơn, hệ thống hoạt động ổn định hơn. Liên hệ Biogency để được tư vấn chi tiết. Hotline liên hệ: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Cách tính tuổi bùn và thời gian lưu bùn ở bể hiếu khí Aerotank