7 bước giúp xử lý nước thải nhà hàng đạt chuẩn

Nước thải nhà hàng chứa lượng dầu mỡ khổng lồ cùng các chất rắn khó phân huỷ, N, P và nhiều vi khuẩn, hóa chất độc hại. Do đó để xử lý nước thải nhà hàng đạt chuẩn đầu ra, hệ thống cần tuân thủ quy trình chuẩn 7 bước sau.

7 bước giúp xử lý nước thải nhà hàng đạt chuẩn

Bước 1: Thu gom nước thải

Để xử lý nước thải nhà hàng, trước hết toàn bộ nước thải từ các nguồn gồm nhà bếp, khu vực nấu ăn, nhà tắm, giặt đến vệ sinh, sinh hoạt của công nhân viên, khách hàng… sẽ được thu gom, đi qua song chắn rác, sau đó đưa đến bể tách mỡ.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà hàng khách sạn.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà hàng khách sạn.

Bước 2: Xử lý dầu mỡ

Trong quy trình xử lý nước thải nhà hàng, xử lý dầu mỡ là bước quan trọng hàng đầu. Lượng lớn dầu mỡ không được xử lý tốt sẽ gây tắc nghẽn và hư hại đường ống dẫn truyền nước thải. Chình vì vậy dầu mỡ cần được loại bỏ ngay trước khi đi đến các bước xử lý tiếp theo nhằm giảm áp lực cho hệ thống đồng thời giảm tác động đến môi trường.

Theo đó, chất béo và dầu mỡ được tách ra khỏi nước thải tại bể tách mỡ dựa trên nguyên lý tỷ trọng của dầu nhỏ hơn tỷ trọng nước. Với các nhà hàng lớn, lượng dầu mỡ cao kết hợp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DGTT để tăng hiệu suất xử lý, đồng thời giảm mùi hôi.

Nguyên lý hoạt động của bể tách mỡ.
Nguyên lý hoạt động của bể tách mỡ.

Bước 3: Điều hòa lưu lượng và nồng độ ô nhiễm tại bể điều hòa

Nước thải sau khi xử lý sơ bộ ở trên sẽ được chuyển đến bể điều hoà nhằm mục đích ổn định nồng độ và lưu lượng nước thải. Bước này vô cùng quan trọng giúp hệ thống xử lý nước thải nhà hàng vận hành trơn tru, không bị gián đoạn hay gây sốc cho hệ thống và những công trình phía sau. Bể được cấp khí để tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí gây mùi hôi khó chịu trước khi bơm sang các công trình xử lý tiếp theo.

Bước 4: Khử Nitrat và Photphorit tại bể Anoxic

Nước thải từ bể điều hoà được đưa vào bể Anoxic hay còn gọi là bể sinh học thiếu khí. Tại đây sẽ sử dụng vi sinh vật tùy nghi để phân huỷ các chất hữu cơ có chứa Nitơ và Photpho. Đây là 2 thành phần đáng lo ngại nhất trong quá trình xử lý nước thải nhà hàng nói riêng và nước thải giàu N, P nói chung.

Hiệu quả xử lý N và P tại bể Anoxic đạt từ 70-90% thông qua phản ứng Nitrat và Photphorit.

  • Quá trình phản ứng khử Nitrat:

NO3 + 1,08 CH3OH + H+ -> 0,065 C5H7NO2 + 0,47 N2 + 0,76 CO2 + 2,44 H2O

  • Quá trình phản ứng khử Photphorit:

PO4-3 Micro-organism (PO4-3) dạng muối => sludge

Bể Anoxic.
Bể Anoxic.

Ở bước này nhà vận hành kết hợp sử dụng men vi sinh Micorbe-Lift IND. Sản phẩm chứa quần thể 13 chủng vi sinh hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường giúp tăng cường quá trình khử Nitrat giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat, đồng thời tăng cường quá trình phân huỷ toàn diện cho hệ thống, giảm BOD, COD, TSS, giảm hiện tượng vi sinh sốc tải do tải lượng đầu vào cao.

Bước 5: Xử lý Amoni tại bể Aerotank

Bể Aerotank tiếp nhận nước thải từ bể Anoxic, tại đây sẽ sử dụng vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải một cách triệt để ở dạng bùn hoạt tính. Bể có khả năng loại bỏ đến 97% chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, tuy nhiên khi vận hành hệ thống xử lý nước thải nhà hàng cần đảm bảo cung cấp đủ oxy bằng hệ thống máy thổi khí, sục khí để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển.

Đồng thời, việc vận hành bể Aerotank đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, nếu không sẽ dễ xảy ra các sự cố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của toàn hệ thống.

Để tăng hiệu suất xử lý, đặc biệt là Amoni tại bể Aerotank nhà vận hành có thể bổ sung men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh chuyên biệt Nitrosomonas và Nitrobacter để xử lý triệt để Amoni trong nước thải.

Bể Aerotank.
Bể Aerotank.

Bước 6: Xử lý bùn tại bể lắng sinh học

Nước thải sau khi xử lý tại bể Aerotank có chứa nhiều bông bùn vi sinh, do đó cần tách những bông bùn này trước khi đến quá trình tiếp theo. Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích lắng bông bùn gồm 3 ngăn, ngăn chứa nước trong, phần lắng và ngăn chứa bùn.

Bùn nổi bể lắng.
Bùn nổi bể lắng.

Khi nước thải đưa vào ống trung tâm sẽ phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của trọng lực và tấm chắn hướng dòng sẽ khiến các bông bùn vi sinh lắng xuống đáy, nước trong di chuyển lên trên. Lúc này, phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn tiếp tục chảy sang bể khử trùng trước khi xả thải. Phần bùn lắng sẽ được bơm về bể phân huỷ kỵ khí và được hút bỏ.

Bước 7: Khử trùng nước thải tại bể khử trùng

Bể khử trùng có nhiệm vụ khử trùng nước thải trước khi xả thải. Phương pháp khử trùng thường sử dụng là khử trùng bằng Chlorine. Tại đây các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh được loại bỏ. Cuối cùng đảm bảo nước thải đầu ra đáp ứng các quy chuẩn theo quy định như bảng dưới trước khi xả thải.

Quy chuẩn nước thải nhà hàng đầu ra hệ thống cần đáp ứng:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 5 – 9 5 – 9
2 BOD5 (20 độ C) mg/l 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (NO3) (tính theo N) mg/l 30 50
8 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10
11 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000

Như vậy, trên đây là 7 bước cơ bản trong quy trình xử lý nước thải nhà hàng đạt chuẩn nhà vận hành có thể tham khảo, áp dụng. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp hay cần tìm giải pháp xử lý nước thải hiệu quả bạn liên hệ liền HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách “hóa lỏng dầu mỡ bếp ăn nhà hàng” hiệu quả

Để lại một bình luận