Nuôi cua tuần hoàn nước được đánh giá là mô hình nuôi lý tưởng thay thế kiểu nuôi truyền thống đang phải đối mặt với nhiều thách dịch bệnh, chi phí cao và ô nhiễm môi trường. Bài viết này chúng ta cùng điểm qua những lợi ích khi áp dụng mô hình nuôi cua tuần hoàn nước cũng như các lưu ý quan trọng khi áp dụng nuôi thực tế.
5 lợi ích vượt trội của mô hình nuôi cua tuần hoàn nước
Nuôi cua tuần hoàn nước là mô hình nuôi khép kín, nước được xử lý loại bỏ chất thải, khử khuẩn trước khi tái sử dụng liên tục. So với mô hình nuôi truyền thống, nuôi cua tuần hoàn nước mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
– Kiểm soát dịch bệnh tốt:
Khi nuôi cua tuần hoàn nước, nguồn nước được kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan,… một cách ổn định, tạo môi trường bất lợi đối với các mầm bệnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh cho cua tốt hơn. Bên cạnh đó, bà con nuôi cua sẽ hạn chế việc sử dụng thuốc và kháng sinh đáng kể vừa an toàn cho cua vừa giảm chi phí nuôi.
– Tỷ lệ sống sót đến 90%:
Nhờ khả năng kiểm soát dịch bệnh, ký sinh trùng cũng như các tác nhân gây hại nên cua nuôi tuần hoàn có tỷ lệ sống sót cao, có thể lên đến 90%, trong khi tỷ lệ sống sót khi nuôi cua truyền thống chỉ 70-80%.
– Tiết kiệm nước:
Một trong những lợi ích hàng đầu đối với các hệ thống nuôi tuần hoàn là tiết kiệm từ 70% – 90% nước. Nước đầu vào sử dụng nuôi cua không nhiều như kiểu nuôi truyền thống, nước sau được tái sử dụng qua hệ thống lọc, xử lý vừa giúp giảm chi phí vừa là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề khan hiếm nước ở nhiều khu vực, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giá.
– Phương pháp nuôi thân thiện với môi trường:
Để có thể tuần hoàn thì chất thải trong hệ thống sẽ được xử lý hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường nước và đất. Nhờ vậy, mô hình này góp phần bảo vệ hệ sinh thái và thúc đẩy phát triển bền vững.
– Mang đến hiệu quả kinh tế vượt trội:
Với các lợi ích kể trên, cua nuôi tuần hoàn nước phát triển khoẻ mạnh, nhanh đạt kích thước thương phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao rõ rệt. Mặt khác chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn so với phương pháp nuôi truyền thống.
Mô hình nuôi cua tuần hoàn áp dụng được ở các thành phố lớn, nhỏ hẹp, phù hợp khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Khi nuôi cua tuần hoàn nước cua có thể đạt trọng lượng 1kg chỉ sau 4-5 tháng nuôi, trong khi nuôi truyền thống cần đến 6-7 tháng. Nghiên cứu nuôi cua thương phẩm với quy mô 500 hộp/vụ (3 vụ/năm) cho lợi nhuận khoảng 102 triệu đồng. Áp dụng thực tế tại Hà nội, mô hình nuôi cua của gia đình chị Kim Oanh mang lại thu nhập từ 240-360 triệu đồng, bên cạnh nuôi cua thương phẩm dịch vụ nuôi cua giải trí cũng được quan tâm.
>>> Xem thêm: Top 2 vi sinh xử lý nước nuôi cua hiệu quả nhanh!
3 lưu ý quan trọng để nuôi cua tuần hoàn nước hiệu quả cao
Với nhiều lợi ích, nuôi cua tuần hoàn nước là mô hình đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên để nuôi cua thành công với hệ thống tuần hoàn nước, người nuôi cần trang bị đầy đủ kiến thức quy trình và kỹ thuật nuôi, trong đó cần lưu ý 3 điểm sau:
– Lựa chọn con giống và nguồn thức ăn chất lượng:
Mua cua giống ở trại giống uy tín, chú ý lựa cua có kích thước đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc bên ngoài tươi sáng và có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể. Nguồn thức ăn cần đảm bảo chất lượng, bên cạnh thức ăn công nghiệp nên kết hợp cho tôm ăn các loại thức ăn tươi như tôm, ốc, ngao, hến cắt nhỏ.
Khác với nuôi cua ngoài đầm, việc cho ăn trong mô hình nuôi cua biển trong hộp cần nhiều thời gian hơn, người nuôi phải thả thức ăn vào trong từng hộp nuôi với mỗi ngày 2 bữa. Cùng với đó, tập tính hoạt động của cua chủ yếu là về đêm, do đó bữa chính sẽ là bữa tối.
– Đảm bảo điều kiện môi trường sống cho cua:
Để có hệ thống nuôi cua tuần hoàn tốt, người nuôi chuẩn bị dụng cụ và thiết bị phù hợp, trong đó chú ý đến thiết bị lọc cơ học, khử CO2, sục khí. Ngoài ra nên đầu tư máy nâng nhiệt nhằm đảm bảo được nhiệt độ chuẩn ở 28°C bất kể thời tiết đông hay hè.
Môi trường sống cho cua cần phải được đảm bảo đầy đủ theo chuẩn sau:
- Độ pH: Trong khoảng từ 7,5 – 9,5 và thích hợp nhất ở ngưỡng từ 7,5 – 8,2.
- Độ mặn: Nước ngọt hoặc nước có độ mặn tối đa 33‰.
- Nhiệt độ sinh trưởng: Tốt nhất từ 25 đến 29°C.
– Kiểm soát chặt chẽ nồng độ khí độc:
Bên cạnh đó, người nuôi cần chú ý kiểm soát khí độc gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cua. Cách đơn giản, an toàn cho hiệu quả bền vững là sử dụng men vi sinh, điển hình như Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý NH3, NO2, H2S hiệu quả. Sản phẩm thúc đẩy quá trình chuyển hoá (khử) khí độc nhanh và mạnh, giúp cua tránh tình trạng thiếu oxy hay tệ hơn là nhiễm độc, thiệt hại kinh tế cao.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần chú ý cho cua ăn ở mức vừa phải, hạn chế thức ăn dư thừa vừa tốn kém vừa tăng sinh khí độc. Để được hướng dẫn sử dụng vi sinh trong nuôi cua tuần hoàn nước mang hiệu quả kinh tế cao bạn có thể liên hệ BIOGENCY qua HOTLINE0909 538 514.
>>> Xem thêm: Nuôi cua theo hệ RAS và cách xử lý khí độc NO2