Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm)

Dự án mà BIOGENCY thực hiện là của một nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng có hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất vận hành 15m3/ngày.đêm, tiếp nhận và xử lý nước thải từ các khâu sản xuất của nhà máy. Sau 14 ngày hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm áp dụng phương án của BIOGENCY, bể MBBR giảm sốc tải, giảm bọt, nước đầu ra trong hơn, bùn lắng tốt.

Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm)

Thông tin nhà máy và hiện trạng hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng

Đặc thù của nước thải sản xuất xà phòng, hóa mỹ phẩm chứa những chất ô nhiễm về mặt hóa học, thành phần chủ yếu trong nước thải này là các chất hoạt động bề mặt và hàm lượng cặn lơ lửng, các chất hữu cơ tồn tại dưới dạng COD, BOD, TN, TP… Mặc khác, nếu nước thải này xả trực tiếp ra ngoài môi trường khi chưa qua xử lý sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng như: tạo bọt, gây cản trở quá trình lọc của nước trong tự nhiên, tăng hàm lượng Nitơ, Photpho gây hiện tượng phú dưỡng hóa,…

Dự án mà BIOGENCY thực hiện là của một nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng có hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất vận hành 15m3/ngày.đêm, tiếp nhận và xử lý nước thải từ các khâu sản xuất của nhà máy.

Mang giá trị cốt lõi là tạo ra sản phẩm có giá trị cao phục vụ để tạo ra môi trường sống khỏe mạnh và góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống mỗi gia đình Việt Nam, do đó, nhà máy luôn cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, định hướng phát triển bền vững và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, việc xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN cũng được nhà máy hết sức chú trọng.

Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm)
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng cần xử lý nước thải.

Thông tin hệ thống xử lý nước thải của nhà máy:

Sơ đồ hệ thống:

Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm)

Công nghệ xử lý: Sinh học MBBR.

Kết quả phân tích mẫu nước ngày 12/04/2024:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT cột B
Đầu vào Đầu ra
1 COD mg/l 624 172 150
2 Tổng Nitơ mg/l 36 34 40
3 N-NH4+ mg/l 34 30 10

Yêu cầu của nhà máy:

  • Xử lý COD, giảm hiện tượng sốc tải ở bể MBBR.
  • Tăng hiệu suất xử lý Amoni.

>>> Xem thêm: Tăng hiệu suất xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

Đánh giá hiện trạng hệ thống của BIOGENCY

Đánh giá dựa trên bảng phân tích mẫu nước và khảo sát hệ thống thực tế:

  • Chỉ tiêu COD đầu ra vượt chuẩn 1.15 lần, N-NH4 + vượt 3 lần so với QCVN.
  • Bể MBBR đang bị sốc tải. Nguyên nhân do bùn vi sinh mất khả năng hoạt tính mạnh do ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt có trong nước thải.
  • Bùn vi sinh ở bể hiếu khí MBBR khá nhiều, lắng chậm.
  • DO ở bể MBBR khá cao (7.6 mg/l) gây tốn chi phí điện năng tiêu thụ.
  • pH ở bể MBBR ổn định.
Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm) Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm) Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm)
Bể MBBR bị sốc tải. DO bể MBBR > 7mg/l. pH bể MBBR = 7.5.

Những đề xuất cải thiện hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm của BIOGENCY:

  • Bổ sung thêm chủng vi sinh có hoạt tính mạnh ở bể hiếu khí để tăng khả năng xử lý COD và N-NH4+Thường xuyên kiểm tra các điều kiện vận hành của bể hiếu khí như pH, DO, độ kiềm…
  • Xả bùn dư định kỳ, duy trì SV30 khoảng 30 – 40%.
  • Giảm sục khí, điều chỉnh DO duy trì ở mức 3 – 4 mg/l.
  • Nếu pH và độ kiềm thấp bổ sung thêm 2kg/ngày Soda Ash Light (Na2CO3) để nâng pH duy trì 7.5 – 8.5 và cung cấp độ kiềm carbonate.

Phương án của BIOGENCY xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng 15m3/ngày.đêm

BIOGENCY lựa chọn sản phẩm men vi sinh phù hợp với hiện trạng hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm cho nhà máy là Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 để bổ sung trực tiếp vào bể MBBR:

  • Microbe-Lift IND: Giúp tăng hiệu suất xử lý COD, TN,… và hiệu suất toàn hệ thống. Giảm hiện tượng vi sinh chết do tải lượng đầu vào cao và phục hồi nhanh hệ thống sau khi gặp sự cố.
  • Microbe-Lift N1: Chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình Nitrat hóa, đó là: Nitrosomonas sp (chuyển hóa Amonia thành Nitrit) và Nitrobacter sp (tiếp tục chuyển hóa Nitrit thành Nitrat) đẩy nhanh quá trình xử lý Amoni.
Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm)
Men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 giúp xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng đạt chuẩn.

Hiệu quả đạt được:

Sau 14 ngày bổ sung Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND theo liều lượng BIOGENCY tư vấn, bùn hiếu khí lắng nhanh, nước trong, giảm rõ rệt tình trạng sốc tải và hiệu quả xử lý Amoni tăng từ 12% lên 68%.

Kết quả phân tích mẫu nước sau khi sử dụng phương án của BIOGENCY ngày 26/04/2024:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT cột B
1 COD mg/l 107 150
2 Tổng Nitơ mg/l 12 40
3 N-NH4+ mg/l 11 10

Hoạt động xử lý nước thải của hệ thống được cải thiện đáng kể:

Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm) Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm) Dự án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, xà phòng (công suất 15m3/ngày.đêm)
Bể MBBR giảm sốc tải, giảm bọt. Nước đầu ra trước đó khá đục, nhiều cặn li ti. Nước đầu ra trong hơn, bùn lắng tốt.

Hiện tại bộ đôi sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 đang dẫn đầu về xử lý Nitơ, Amoni trên thị trường. Không chỉ ứng dụng trong xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm, Microbe-Lift còn ứng dụng cho tất cả các loại hình nước thải khó xử lý như: chăn nuôi, cao su, dệt nhuộm, chế biến thủy sản,…sản phẩm men vi sinh dạng lỏng an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Liên hệ ngay với BIOGENCY qua số HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về những sự cố trong nước thải, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: 3 nhóm hóa chất xử lý nước thải phổ biến & Công dụng của chúng