Khả năng tăng trưởng của tôm cao hay thấp phụ thuộc không nhỏ vào đặc điểm của vùng nuôi. Hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp người nuôi áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Cụ thể tôm tăng trưởng như thế nào, mời bà con đón đọc chia sẻ từ BIOGENCY qua bài viết sau.
So sánh sự tăng trưởng của tôm khi nuôi trong vùng khí hậu nóng và lạnh
Phần lớn, tôm sống ở vùng khí hậu nóng có khả năng tăng trưởng tốt hơn so với tôm ở vùng khí hậu lạnh. Một phần vì tôm (tôm thẻ) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của bờ biển Thái Bình Dương, do đó chúng phát triển tốt trong khí hậu nóng, nhiệt độ từ 25-30 độ C. Đây cũng là một trong các lý do, diện tích nuôi tôm ở nước ta hiện tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (nổi bật gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang).
Chi tiết so sánh ưu nhược điểm mỗi vùng khí hậu được thể hiện ở bảng sau, bà con tham khảo:
Khí hậu | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nóng | – Khí hậu nóng thường có điều kiện tự nhiên thuận lợi để cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm. – Tôm tăng trưởng nhanh, tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi. |
– Nguy cơ bùng phát bệnh liên quan vi khuẩn và virus cao (bệnh đốm trắng, đầu vàng). – Quản lý chất lượng nước khó khăn hơn vì quá trình phân huỷ hữu cơ và phát triển của tảo. |
Lạnh | – Giảm nguy cơ bùng phát một số bệnh do vi khuẩn, virus. | – Làm chậm quá trình tăng trưởng của tôm, kéo dài thời gian nuôi. – Đòi hỏi nhiều biện pháp để duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm. Đồng thời tôm nuôi ở điều kiện lạnh cũng cần dinh dưỡng và quản lý khẩu phần ăn khác biệt. |
So sánh sự tăng trưởng của tôm khi nuôi trong vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn
Tôm là loài có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, tôm càng xanh,… Khi phân loại điều kiện sinh trưởng của tôm, thường chia thành các môi trường nước nuôi gồm nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Mỗi loại môi trường nuôi đều có những ưu và nhược điểm riêng, chi tiết thể hiện ở bảng sau.
Vùng nước | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nước ngọt | – Dễ quản lý và kiểm soát chất lượng. – Ít gặp vấn đề về độ mặn và biến đổi khí hậu. |
– Tôm phát triển chậm hơn – Khả năng kháng bệnh kém hơn. |
Nước lợ | – Tôm phát triển nhanh chóng. – Khả năng kháng bệnh tốt. |
– Quản lý môi trường nước khó khăn hơn do biến đổi độ mặn và ô nhiễm từ nguồn nước xung quanh. – Cần đầu tư hệ thống kiểm soát và xử lý nước tốt. |
Nước mặn | – Tôm phát triển nhanh chóng. – Khả năng kháng bệnh tốt. |
– Quản lý môi trường phức tạp và tốn kém. – Các vấn đề về biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước biển,… có thể ảnh hưởng lớn đến việc nuôi tôm. |
Nhìn chung, xét về tốc độ tôm tăng trưởng và khả năng kháng bệnh, tôm nuôi trong nước mặn cho hiệu quả tốt nhất. Mặc dù khi nuôi tôm trong môi trường nước mặn thường chi phí và công sức quản lý sẽ cao hơn, nhưng tôm phát triển nhanh, chất lượng vượt trội vẫn là lợi thế hàng đầu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm
Với so sánh ở trên có thể kết luận, mỗi vùng nuôi đều có các ưu nhược điểm riêng, nhìn chung tôm sẽ phát triển tốt nhất ở môi trường nước mặn, tăng trưởng thuận lợi nhất ở vùng khí hậu nóng.
Tuy nhiên, với tình hình nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, vùng nuôi không phải là yếu tố quyết định tất cả. Trước các áp lực về thời tiết, dịch bệnh, sự tăng trưởng của tôm phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố sau:
– Chất lượng giống:
Tôm giống chất lượng là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu sự tăng trưởng nhanh hay chậm của tôm.
Tôm giống khỏe, không nhiễm bệnh có xu hướng phát triển đồng đều, đạt size lớn cao. Chưa kể tôm khoẻ, ít nhiễm bệnh còn giảm chi phí thuốc và kháng sinh. Ngược lại tôm giống kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, giảm năng suất. Do đó giai đoạn chọn tôm giống bà con cần đặc biệt chú ý, chọn đơn vị uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, hồ sơ kiểm dịch đúng quy định.
>>> Xem thêm: 5 điều cần biết trước khi thả tôm giống!
– Chế độ dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển của tôm:
Nguồn dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn phát triển sẽ quyết định sự tăng trưởng của tôm, đặc biệt là tôm nuôi thâm canh mật độ cao. Trong đó, cơ bản chia thành 3 giai đoạn: ấu trùng, tôm giống và tôm thương phẩm. Chẳng hạn, tôm giai đoạn giống cần thức ăn có hàm lượng đạm 35-40% thì tôm thương phẩm cần từ 42-45% đạm. Bên cạnh đó, giai đoạn tôm lột xác cần bổ sung khoáng thiết yếu để quá trình diễn ra thuận lợi, tôm tăng trưởng tốt.
– Đảm bảo tốt chất lượng môi trường nước:
Tình hình dịch bệnh ở tôm ngày càng diễn biến phức tạp, phần lớn bắt nguồn từ môi trường ao nuôi không đảm bảo. Thức ăn dư thừa nhiều khiến ao tôm ô nhiễm, tích tụ sinh khí độc, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh, tôm giảm đề kháng, suy yếu, tăng trưởng chậm, thậm chí chết, gây thiệt hại nặng nề. Do đó tốc độ tăng trưởng của tôm phụ thuộc không nhỏ ở chất lượng môi trường ao nuôi.
Nhìn chung, khả năng tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng đều có ưu nhược điểm riêng. Bà con cần nắm bắt để có hướng điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt, dù nuôi tôm ở vùng nuôi nào, để tôm phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt thì chất lượng giống, môi trường ao tôm, dinh dưỡng vẫn là 3 yếu tố cốt lõi cần được đặc biệt chú trọng.
Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của BIOGENCY luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.
>>> Xem thêm: Ảnh hưởng của ngành nuôi tôm thẻ chân trắng đến môi trường nước, đất và hệ sinh thái ven biển