Nuôi tôm thâm canh mang lại nguồn lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng là mô hình nuôi sản xuất ra một lượng lớn khí nhà kính. Theo số liệu mới nhất, nuôi tôm thâm canh phát thải trung bình 500 tấn CO2/ha/năm cao gấp 15 lần so với nuôi quảng canh, gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường.
Báo động về lượng khí thải CO2 từ nuôi tôm thâm canh
Theo các chuyên gia, tất cả các khâu phục vụ ngành tôm công nghiệp hiện nay đều phát sinh khí thải nhà kính trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó ngành tôm có cường độ phát thải khí nhà kính cao hơn các nhóm động vật khác trong nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là với các mô hình nuôi tôm mật độ cao như nuôi thâm canh và siêu thâm canh.
Nguồn phát sinh bao gồm: Thức ăn tiêu thụ và chất thải từ quá trình nuôi; Tiêu thụ điện năng vận hành hệ thống; Khí thải phân hủy hữu cơ từ ao tôm và chất thải tôm; Logictics (vận chuyển vật tư phục vụ nuôi tôm); Hóa chất xử lý gây ô nhiễm môi trường; Rác thải (can nhựa, chai nhựa, thùng carton, bao bì,…).
Theo nghiên cứu về hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng nước ta của WWF Việt Nam (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam), với việc sử dụng tài nguyên đất là 0,48 ha/tấn tôm; tài nguyên nước là 2.041 m3/tấn tôm; sử dụng thức ăn viên với chỉ số FCR 1,36 và tiêu tốn 8.844 KWh/tấn tôm sẽ cho năng suất trung bình của vụ nuôi là 7,35 tấn/ha/năm.
>>> Xem thêm: Ảnh hưởng của ngành nuôi tôm thẻ chân trắng đến môi trường nước, đất và hệ sinh thái ven biển
Đồng thời, quá trình nuôi sẽ thải ra môi trường toàn bộ số nước là 2.041 m3/tấn tôm; thải ra lượng khí nhà kính là 500 tấn CO2 eq/ha*, xấp xỉ 68,3 tấn khí nhà kính/tấn tôm. Bên cạnh đó, hoạt động này còn thải ra một lượng chất thải rắn từ quá trình siphon, vỏ tôm, tôm chết…
Tại một nghiên cứu khác từ nhóm Nghiên cứu – Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, kết quả đo lượng khí nhà kính phát thải từ các ao nuôi tôm tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho thấy, mô hình nuôi tôm thâm canh phát thải khí nhà kính gấp 15 lần so với mô hình nuôi tôm quảng canh.
Cụ thể, trung bình 1 ha ao tôm nuôi thâm canh mỗi năm phát thải ra môi trường khoảng 500 tấn CO2. Trong đó, điện và thức ăn là hai nguồn phát thải chính. Cụ thể, lượng điện tiêu thụ đóng góp 82%, và thức ăn đóng góp 18% vào tổng lượng khí nhà kính phát thải.
Theo nghiên cứu đánh giá của Skretting Việt Nam, được chia sẻ tại Vietshrimp 2024 cho biết, theo nghiên cứu sơ bộ, hệ thống nuôi tôm Việt Nam được đánh giá chưa đáp ứng tiêu chuẩn bền vững với mức phát thải trên 10 kg CO2/kg tôm.
Giải pháp giảm phát thải khí CO2 trong nuôi trồng thuỷ sản
Phát thải khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Chính vì vậy, giảm phát thải khí CO2 là nhiệm vụ đồng thời cũng là mục tiêu hàng đầu để phát triển tính bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm thâm canh mật độ cao nói riêng.
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo điển hình hiện nay là năng lượng mặt trời. Mô hình kết hợp năng lượng mặt trời với nuôi tôm không chỉ góp phần giảm chi phí tiền điện và phát thải CO2, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu.
Điều chỉnh mật độ thả, thay đổi cách cho ăn
Thức ăn công nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao. Do đó, để giảm phát thải khí CO2, bà con cần điều chỉnh mật độ thả phù hợp với diện tích ao. Bên cạnh đó, bà con cần thay đổi cách cho tôm ăn một cách khoa học và hiệu quả hơn, tránh thức ăn dư thừa vừa lãng phí vừa phát thải lớn. Sử dụng sàng ăn, thường xuyên kiểm tra tình trạng ăn của tôm để điều chỉnh.
Cải thiện hệ thống xử lý nước, chất thải trong ao tôm
Sử dụng men vi sinh xử lý chất thải trong ao tôm không chỉ giúp cải thiện môi trường ao giúp tôm phát triển, giảm nguy cơ nhiễm dịch bệnh mà còn hỗ trợ giảm thiểu đáng kể lượng khí nhà kính phát thải. Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C do Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) nghiên cứu và phát triển từ năm 1976. Sản phẩm men vi sinh giúp làm sạch ao, loại bỏ thức ăn thừa, phân tôm, xác tôm hiệu quả.
Ông Nguyễn Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong những năm gần đây việc nhanh chóng mở rộng diện tích nuôi tôm ở quy mô thâm canh, siêu thâm canh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.
Trong khi đó, chưa có nhiều mô hình mẫu về nuôi tôm bền vững, ít phát thải. Việc đo lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm, từ đó xác định được các nguồn phát thải chính và đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp, giúp giảm lượng khí nhà kính phát thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản là một mô hình hay của dự án và cần được nhân rộng trong thời gian sắp tới.
>>> Xem thêm: Nuôi tôm thâm canh: Thuận lợi và thách thức