Hầu hết các nhà máy sản xuất đồ uống hiện nay đều được Nhà nước quy định tiêu chuẩn xả thải theo cột B, QCVN 40:2011/BTNMT. Để đạt được tiêu chuẩn này, các hệ thống xử lý nước thải sản xuất đồ uống cần xử lý nước thải như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng BIOGENCY theo dõi bài viết dưới đây.
Việt Nam là thị trường tiềm năng của ngành đồ uống
Ngành công nghiệp sản xuất đồ uống bao gồm sản xuất bia rượu, cà phê, nước giải khát là một trong những ngành sản xuất xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm. Đến hiện tại, theo thống kê, mỗi năm ngành công nghiệp này đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam từ 60,000 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng thu ngân sách của cả nước. (Số liệu từ Hiệp hội bia – rượu – nước giải khát Việt Nam: Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức (vba.com.vn))
Đồ uống là một trong những mặt hàng nhu yếu phẩm hằng ngày của con người, tại Việt Nam, với quy mô dân số lớn – đây là một thị trường có tiềm năng cao cho các thương hiệu sản xuất hàng đầu như Cocacola, Heineken, Sabeco, … đầu tư và phát triển.
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất đồ uống
Tiềm năng phát triển kinh tế là vậy, tuy nhiên, các nhà máy sản xuất đồ uống này cũng thải ra một lượng chất thải khá lớn. Trong đó, nước thải thường phát sinh từ quá trình làm sạch nguyên liệu, lên men, rửa chai lọ, và các thiết bị. Các hoạt động này tạo ra lượng lớn nước thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm như cặn bã hữu cơ, hóa chất, và vi sinh vật.
Thông số ô nhiễm cơ bản của nhà máy sản xuất đồ uống:
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giá trị | Cột B QCVN40:2011/BTNMT |
1 | COD | mg/l | 2000 – 3000 | 20 – 30 |
2 | Nitơ tổng | mg/l | 80 – 100 | 40 |
3 | Phospho | mg/l | 20 – 30 | 6 |
Hầu hết các nhà máy sản xuất đồ uống hiện nay đều được Nhà nước quy định tiêu chuẩn xả thải theo cột B, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này bao gồm giới hạn nồng độ của BOD, COD, TSS, amoni, nitrat, tổng photpho, và tổng coliform. Việc tuân thủ các quy chuẩn này là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho môi trường nước và sức khỏe cộng đồng.
Xử lý nước thải sản xuất đồ uống, làm sao cho hiệu quả?
Với tải lượng xử lý hằng ngày lớn, kết hợp với thông số ô nhiễm về COD, Nitơ cao,… Công nghệ xử lý phù hợp nhất hiện nay đối với các nhà máy sản xuất đồ uống là công nghệ xử lý bằng bể sinh học kỵ khí kết hợp với sinh học thiếu khí và hiếu khí (AAO).
Thực tế, COD trong nước thải sản xuất đồ uống phát sinh từ nguồn đường (chất tạo ngọt chính trong nước uống), do đó COD trong nước thải sản xuất đồ uống khá dễ phân hủy hơn so với COD trong một số loại nước thải khác như chăn nuôi, dệt nhuộm,… Tuy nhiên, với lưu lượng xử lý lớn hằng ngày, để đảm bảo hiệu suất xử lý cho hệ thống thì cần đòi hỏi các nhà vận hành, kỹ sư phải kiểm soát các điều kiện vận hành tại các bể phải chính xác, hợp lý.
Nắm được yếu tố này, Viện công nghệ sinh thái Hoa Kỳ Ecological Laboratories Inc, đã nghiên cứu và thành công đưa ra giải pháp giúp tối ưu quá trình vận hành các bể xử lý sinh học trong ngành sản xuất đồ uống bằng công nghệ vi sinh vật độc đáo.
Với hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần so với các vi sinh vật kỵ khí thông thường khác, Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS sẽ giúp tăng cường quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra trong bể UASB một cách tối ưu nhất, đảm bảo hiệu suất xử lý COD của hệ thống, giảm mùi hôi hiệu quả,…
Bên cạnh COD, Nitơ là chỉ số quan trọng cần được xử lý trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất đồ uống. Với công nghệ xử lý bằng cụm bể Anoxic – Aerotank (thiếu khí – hiếu khí) thì quá trình khử Nitrate để đưa Nitơ trong nước thải về khí Nitơ tự do là quá trình then chốt nhất.
Xử lý nước thải trong ngành sản xuất đồ uống là một quy trình phức tạp nhưng hoàn toàn có thể tối ưu hóa bằng cách sử dụng các giải pháp sinh học tiên tiến như Microbe-Lift. Với sự kết hợp của công nghệ hiện đại và sản phẩm vi sinh, doanh nghiệp có thể đảm bảo nước thải đầu ra đáp ứng quy chuẩn môi trường, đồng thời tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động. Liên hệ BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn!
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải sản xuất thực phẩm với giải pháp sinh học