Chuẩn bị nước ao nuôi tôm và gây màu nước là bước quan trọng bà con cần quan tâm để có được một vụ nuôi chất lượng. Cách chuẩn bị nước ao nuôi tôm và gây màu nước như thế nào là đúng?
Chuẩn bị nước ao nuôi tôm: Làm thế nào để cải tạo ao nuôi đúng cách? Đặc biệt đối với ao bị ô nhiễm, bị nấm?
Việc chuẩn bị ao nuôi tôm cho vụ mới, bao gồm vệ sinh ao và chuẩn bị nước ao nuôi tôm, đây là công việc bất cứ bà con nuôi tôm đều phải làm và làm nhiều lần trong năm tùy thuộc vào số lượng ao và số lần thả giống. Và hầu như mọi người đã quen thuộc với công việc này, tuy nhiên:
- Làm thế nào để cải tạo ao nuôi đúng cách, đặc biệt là các ao bị ô nhiễm, bị nấm?
- Gây màu trà cho nước như thế nào để đảm bảo độ đục?
- Dùng vi sinh gì để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và chi phí thấp nhất?
Nếu đây là những câu hỏi mà bà con đang băn khoăn, hãy để Biogency giải đáp qua bài viết này nhé!
Thông thường, khi thu dọn vụ tôm trước, ta vệ sinh ao sạch sẽ ngay sau đó, tránh làm ô nhiễm lây lan. Khi bắt đầu vụ mới, chỉ xịt rửa sơ là bắt tay vào xử lý nước để nuôi được ngay.
Tuy nhiên, đối với ao ô nhiễm, để lâu, bà con cần:
- Thuê nhân công ngoài vào chà bạt. Ví dụ với ao 1.200m2 mất 3 – 7 công lao động (tốn khá nhiều công).
- Sau đó, ngâm 2 – 3 tấc nước với 20kg Clorin cho 1.200m2 trong 1 ngày.
- Dùng bơm chìm hút nước Clorin này xịt rửa bờ ao, quạt, phao.
- Xả nước này đi và lấy nước mới vào nuôi, tôm nhỏ 0,8m, tôm lớn 1,0 – 1,1m.
Nếu ao có nấm đồng tiền cần thêm 2 công đoạn:
- Xịt ướt, rải vôi nóng (CaO) trước khi vệ sinh chà bạt.
- Chà bạt xong xịt ướt bạt rắc vôi nóng lên lần nữa, rồi mới cho nước vào ao khoảng 2 – 3 tấc ngâm Clorin như ở trên.
Đối với nước mới đánh Clorin 30kg cho 1.000m3 liều 30ppm, chạy quạt 3 ngày để ấu trùng tạp nở ra và chết.
Nếu như sử dụng gấp không chờ được 7 ngày, bà con có thể khử Clo dư bằng Sodium Thiosunfate (Na2S2O3).
Khử clo bằng Sodium Thiosulfate, lượng Thio được tính như sau dựa trên phương trình:
4 NaClO + Na2S2O3 + 2 NaOH → 4 NaCl + 2 Na2SO4 + H2O
Cứ 1 ngày nắng lớn lượng Clorin trong ao sẽ giảm đi một nửa. Tính số ngày nắng đã chạy quạt để tính lượng Clo còn lại nhân với 2,1 (dựa theo khối lượng mol phân tử ở phương trình phản ứng) để ra số lượng Thiosunfat cần dùng để khử Clo.
Ví dụ 1: Đánh 30kg Clorin xuống ao 1.000m2 chạy quạt, phơi 3 nắng thì:
- Lượng Clorin còn lại là: 30 : (2^3) = 3,75 kg.
- Lượng Thio cần dùng là: 3,75 x 2,1 = 7,8 kg.
Ví dụ 2: Đánh 30kg Clorin xuống ao 1.000m2 chạy quạt phơi 1 nắng.
- Lượng Clorin còn lại là: 30 : (2^1) = 15 kg.
- Lượng Thio cần dùng là: 15 x 2,1 = 31,5 kg.
Ví dụ 3: Đánh 30kg Clorin xuống ao 1.000m2 chạy quạt phơi 7 nắng.
- Lượng Clorin còn lại là: 30 : (2^7) = 0,23 kg.
- Lượng Thio cần dùng là: 0,23 x 2,1 = 0,48 kg.
Có nghĩa là đánh Clo xuống ao, phơi 7 nắng là hết Clo, không cần dùng Thiosunfat.
Tùy chất lượng loại Clorin ta sử dụng, trên thực tế có những loại Clorin giả, không cần khử bằng Thio, mới đánh xuống nhưng vẫn không có Clo tồn dư.
Để không đánh thừa Thiosulfate, ta chia liều Thio ra làm 2 hoặc 3 nhịp, sau mỗi nhịp 2 – 3 tiếng thì test dư lượng Clo bằng test Sera, nếu hết Clo rồi thì thôi. Việc này cũng giúp ta thẩm định chất lượng của loại Clorin đang dùng.
Gây màu trà cho nước như thế nào để đảm bảo thả giống?
Sau khi chuẩn bị nước ao nuôi tôm bằng cách khử Clo xong, bà con nên gây màu nước bằng vi sinh Microbe-Lift AQUA C.
Liều cho ao 1.000m3 nước: Dùng 1 thùng phuy 100 lít lấy 90 lít nước ao + 5 kg rỉ đường + 100ml vi sinh Microbe-Lift AQUA C khuấy đều, sục khí liên tục 24 giờ rồi đánh đều xuống ao. Nếu không có thời gian, có thể làm 5 thùng như thế xả xuống cùng lúc để có ngay màu nước cần thiết.
Sau khi sử dụng với liều như trên 5 ngày ao sẽ có màu trà nhạt đảm bảo độ đục khoảng 40cm đo theo đĩa Sechi đạt yêu cầu thả tôm.
Dùng vi sinh gì để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và chi phí thấp nhất?
Sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C để xử lý nước, Microbe-Lift AQUA SA để xử lý nhớt bạt và đáy ao, kết hợp Microbe-Lift AQUA N1 để xử lý khí độc NO2 và NH3.
Men vi sinh Microbe-Lift được nhập khẩu nguyên kiện từ Mỹ, nghiên cứu bởi Phòng Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ từ năm 1976.
Microbe-Lift AQUA C:
Với 12 chủng vi sinh chọn lọc đặc hiệu hoạt độ cao và khả năng xử lý mạnh hơn từ 5 đến 10 lần so với vi sinh thông thường ở sản phẩm AQUA C, trong đó:
- Có 4 chủng có khả năng sản sinh kháng sinh tự nhiên ức chế các vi khuẩn gây bệnh gan tụy và đường ruột trên tôm.
- Các chủng quang hợp, có khả năng hấp thu bước sóng ánh sáng phù hợp kích thích các loại tảo có lợi phát triển và ức chế các loài tảo có hại.
Microbe-Lift AQUA SA:
Ở sản phẩm AQUA SA có 4 chủng đặc hiệu có khả năng xử lý nhớt bạt hiệu quả và xử lý nền đáy cực kì tốt.
Microbe-Lift AQUA N1:
Đặc biệt với 2 chủng đặc hiệu Nitrosomonas và Nitrobacter hoạt độ cao, đảm bảo khả năng xử lý NO2 và NH3 trong ao tôm, là sản phẩm duy nhất trên thị trường xử lý được NO2 và NH3 trên thị trường.
Lợi ích khi sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift:
Đối với ao 1.000 m3 thả nuôi mật độ 250 con/m2, chi phí cho vi sinh khoảng hết 8 triệu đồng cho vụ nuôi 3 tháng, đảm bảo các yếu tố sau:
- Nước sạch, ít lợn cợn, tảo tàn ít.
- Màu nước không thay đổi suốt vụ nuôi.
- Ít phải thay nước.
- Khí độc trong ao nuôi tôm ở mức thấp. Thực nghiệm cho thấy 0,5mg/l NO2 đối với ao 74 ngày tuổi.
- Giảm chi phí diệt khuẩn, thay nước, bổ sung khoáng chất.
- Tôm đẹp, ít bệnh đường ruột, gan tụy.
Chuẩn bị nước ao nuôi tôm và gây màu nước là bước quan trọng để có được một vụ nuôi chất lượng. Ứng dụng Men vi sinh Microbe-Lift vào ngay từ đầu vụ nuôi sẽ giúp bà con giảm thiểu tình trạng tôm bệnh, giảm chi phí thay nước và thuốc men, tôm phát triển khỏe. Liên hệ cho Biogency để được tư vấn chi tiết hơn. Hotline liên hệ: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Xử lý ao tôm bị bọt nhiều