[Phương án] Nuôi dưỡng hầm Biogas và hệ sinh học xử lý nước thải tinh bột sắn trong 30 ngày

Hầm Biogas không chỉ giúp xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn hiệu quả mà còn tạo ra nguồn năng lượng sinh học có giá trị, góp phần giảm chi phí vận hành và tăng tính bền vững cho ngành công nghiệp chế biến nông sản. Tuy nhiên, để hầm Biogas hoạt động tối ưu cần thực hiện quy trình nuôi dưỡng trong với các bước khoa học và hệ thống giám sát chặt chẽ. Dưới đây là phương án nuôi dưỡng hầm Biogas và hệ sinh học xử lý nước thải tinh bột sắn trong 30 ngày đến từ BIOGENCY.

[Phương án] Nuôi dưỡng hầm Biogas và hệ sinh học xử lý nước thải tinh bột sắn trong 30 ngày

Mục tiêu: Nuôi dưỡng hầm Biogas và hệ sinh học – HTXLNT tinh bột sắn

Trong giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn, mục tiêu đặt ra đầu tiên là tối ưu hóa quá trình sinh khí trong hầm Biogas trong vòng 30 ngày đầu tiên, đảm bảo quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra ổn định và đạt hiệu suất cao. Việc tối ưu hóa này không chỉ giúp tăng cường khả năng sinh khí Methane (CH₄), tạo nguồn khí đốt có giá trị mà còn hạn chế tối đa sự hình thành các khí tạp như H₂S và CO₂, góp phần nâng cao chất lượng khí đầu ra, giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiết bị và môi trường.

Quá trình chế biến tinh bột sắn phát sinh nhiều nước thải cần xử lý
Quá trình chế biến tinh bột sắn phát sinh nhiều nước thải cần xử lý.

Mục tiêu thứ hai là nâng cao hiệu suất xử lý của hệ sinh học sau hầm Biogas, để kiểm soát và xử lý hiệu quả các thông số ô nhiễm quan trọng như Nitơ (N), COD và BOD. Các quá trình thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Aerobic) được duy trì trong điều kiện tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu suất loại bỏ Amoni (NH₄⁺) thông qua quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat, đồng thời đảm bảo giảm tải COD, BOD về mức đáp ứng quy chuẩn xả thải theo QCVN hiện hành.

Việc đồng bộ hai quá trình lên men kỵ khí trong hầm Biogas và xử lý sinh học hiếu khí không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất xử lý nước thải mà còn gia tăng giá trị thu hồi năng lượng từ chất thải, nâng cao tính bền vững của hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn.

Phương án Nuôi dưỡng hầm Biogas và hệ sinh học – HTXLNT tinh bột sắn của BIOGENCY

– Nuôi dưỡng hầm kỵ khí Biogas:

Để nuôi dưỡng và khởi động hầm kỵ khí Biogas, cần thực hiện các công việc sau:

  • Hút hết nước mưa và bùn đất trên mặt bạt hầm Biogas (nếu có): Loại bỏ toàn bộ nước mưa, bùn đất hoặc các vật liệu lắng đọng trên mặt bạt để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường kỵ khí bên trong hầm.
  • Rà soát lại toàn bộ hầm và hàn lại các vết bạt bị rách, tránh khí thất thoát ra ngoài: Kiểm tra kỹ toàn bộ bạt phủ của hầm Biogas. Nếu phát hiện rách hoặc hư hỏng, tiến hành hàn lại ngay để tránh khí methane thất thoát ra ngoài, làm giảm hiệu suất sinh khí và gây mất an toàn.
  • Bổ sung cơ chất vào hầm Biogas trước khi bổ sung vi sinh MicorbeLift: Nạp cơ chất ban đầu để kích hoạt hoạt động của vi sinh vật. Cơ chất có thể là nước thải chứa hàm lượng hữu cơ cao, bùn thải từ các hệ thống xử lý khác, hoặc chất hữu cơ dễ phân hủy như phụ phẩm nông nghiệp, methanol, mật rỉ đường…
  • Vận hành bơm tuần hoàn hầm Biogas:

+ Tạo dòng tuần hoàn nội bộ để xáo trộn bùn vi sinh trong hầm, giúp vi sinh vật phân bố đều và tăng cường hiệu suất xử lý.
+ Duy trì thời gian lưu trong hầm Biogas từ 20 ngày trở lên để đảm bảo các quá trình sinh học diễn ra hiệu quả.

Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA dùng trong nuôi dưỡng hầm kỵ khí Biogas.
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA dùng trong nuôi dưỡng hầm kỵ khí Biogas.

– Nuôi dưỡng hệ xử lý sinh học:

Đối với hệ xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn, cần:

Men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 dùng trong nuôi dưỡng hệ sinh học hiếu khí-thiếu khí HTXLNT tinh bột sắn.
Men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 dùng trong nuôi dưỡng hệ sinh học hiếu khí-thiếu khí HTXLNT tinh bột sắn.
  • Thiết bị khuấy trộn trong bể Anoxic và sục khí trong bể Aerotank 1&2 phải hoạt động tốt, đảm bảo cho bùn vi sinh xáo trộn đều mạnh trong nước thải. Tránh các góc chết bùn lắng và chết.
  • Hằng ngày múc bùn vi sinh ở khoang tuần hoàn và khoang chứa đệm vi sinh để đo SV30. Múc tại vị trí gần bơm tuần hoàn, cho vào ống đong 1000ml. Để yên 30 phút sau đó đọc lượng bùn lắng tại vạch chia.
  • Quan sát cánh bùn, tốc độ lắng.
  • Cho tuần hoàn Nitrat từ cuối bể Aerotank 2 về đầu bể Anoxic với lưu lượng từ 1 – 3Q lưu lượng đầu vào.
  • Đường hồi lưu bùn từ bể lắng sinh học về lại đầu bể Anoxic và đầu bể Aerotank với lưu lượng 0.8 – 1Q lưu lượng đầu vào.
  • Đo pH và độ kiềm ở bể Aerotank 1&2 và Anoxic. Duy trì pH = 7 – 8 và độ kiềm > 150 mg/l. Nếu thiếu cần bổ sung Na2CO3 hoặc NaOH vào bể. Hằng ngày đo bằng quỳ tím để theo dõi pH trong bể, tránh để tình trạng pH xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
  • Dinh dưỡng: bổ sung cơ chất sao cho tỉ lệ C:N đạt 9:1. Cơ chất có thể bổ sung như mật rỉ đường, methanol, đường cát…

Hiệu quả mong đợi

Với nhà máy có công nghệ đạt chuẩn, hiệu chỉnh điều kiện tối ưu cho vi sinh phát triển trong quá trình vận hành 1.5 – 3 tháng, đồng thời sử dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift thì quá trình nuôi dưỡng hầm Biogas và hệ xử lý sinh học sẽ đạt được kết quả như sau:

  • Tỉ lệ % của các khí trong hầm có lợi cho việc thu khí đốt
    + Tỷ lệ CH4 (%): Khí methane đạt từ 55-65% trở lên được xem là đạt chuẩn.
    + Tỷ lệ CO2 (%): kiểm tra mức giảm so với ban đầu.
    + Nồng độ H2S (ppm): Mục tiêu là giảm 80 – 90%.
  • Tăng lưu lượng khí Biogas (Nm³/ngày).
  • Kiểm tra chất lượng nước thải: Đo COD, BOD, và kiềm để xem quá trình phân hủy hữu cơ có hiệu quả. Đảm bảo hiệu suất xử lý hơn 90%.
Hầm Biogas được nuôi dưỡng với công nghệ vi sinh Microbe-Lift của BIOGENCY.
Hầm Biogas được nuôi dưỡng với công nghệ vi sinh Microbe-Lift của BIOGENCY.

Đối với mỗi hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn khác nhau, BIOGENCY sẽ tùy chỉnh phương án nuôi dưỡng hầm Biogas và hệ sinh học để phù hợp và tối ưu nhất cho khách hàng. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Làm sao để thu hồi khí từ hầm Biogas của HTXLNT tinh bột sắn?

Để lại một bình luận