Công nghệ xử lý nước thải sinh học ngày càng được ưa chuộng vì tính ổn định, chi phí thấp, vận hành đơn giản lại thân thiện với môi trường. Trong đó phải kể đến 5 công nghệ được ứng dụng tại nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về 5 công nghệ này nhé!
Công nghệ xử lý nước thải sinh học AO
Công nghệ AO – viết tắt của Anoxic (Thiếu khí) và Oxic (Hiếu khí) là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Hiện nay, công nghệ AO với quá trình khử Nitrat được ứng dụng rộng rãi và phổ biến tại nhiều hệ thống xử lý nước thải ở nhiều quốc gia.

– Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp, vận hành ổn định và khả năng tự động hoá cao.
- Loại bỏ hàm lượng chất hữu cơ BOD có trong nước thải.
- Loại bỏ các chất P, N có hàm lượng cao, sản phẩm bùn lắng tốt.
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ thấp.
- Có thể thiết kế dạng module hợp khối để giúp tiết kiệm diện tích, đồng thời dễ dàng tăng công suất.
– Hạn chế: Công nghệ xử lý nước thải sinh học AO phù hợp cho các loại nước thải nồng độ ô nhiễm thấp.
Chính vì vậy, công nghệ xử lý nước thải sinh học AO được ứng dụng ở các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nhà hàng, tòa nhà, y tế, phòng khám, không đòi hỏi yêu cầu nhân viên kỹ thuật vận hành chuyên môn cao.
Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO
Công nghệ AAO (hay còn gọi là A2O) là quy trình xử lý nước thải bao gồm 3 giai đoạn: Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO hoạt động nhờ vào sự sinh trưởng và phát triển của các hệ vi sinh vật. Dựa vào quá trình hoạt động mạnh mẽ khi hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ (chất ô nhiễm trong nước thải) giúp nguồn nước thải được xử lý hiệu quả, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

– Ưu điểm:
- Chịu được tải lượng COD/BOD cao.
- Hiệu suất xử lý cao đối nước thải ô nhiễm nặng.
- Xử lý các loại nước thải khác nhau.
- Dễ dàng lắp đặt thêm các thiết bị mới mà không cần tháo dỡ mấu nối hay thiết bị nào khác trong hệ thống.
- Chi phí vận hành thấp, quy trình vận hành đơn giản.
– Hạn chế:
- Chi phí đầu tư xây dựng cao.
- Cần phải có kỹ thuật chuyên môn cao để vận hành.
- Tốn diện tích xây dựng.
Hiện tại, công nghệ AAO được ứng dụng ở các hệ thống xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ COD, BOD cao như nước thải dệt nhuộm, thuỷ sản, sản xuất giấy.
Công nghệ xử lý nước thải sinh học MBR
Công nghệ xử lý nước thải MBR (Membrane Bioreactor) sử dụng phương pháp xử lý nước thải sinh học kết hợp kỹ thuật tách sinh khối bằng màng lọc MF/UF với kích thước lỗ xốp từ 0,1 – 0,4µm. Quá trình sinh học này có thể kết hợp với công nghệ AAO, AO tùy theo yêu cầu xử lý hoặc xử lý chất hữu cơ triệt để cả chất dinh dưỡng (N, P).

– Ưu điểm:
- Giảm diện tích của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải đến 50% so với các quy trình xử lý thông thường khác. Đồng thời, ít tốn năng lượng tiêu thụ.
- Chất lượng nước sau xử lý không phụ thuộc vào quá trình lắng, bùn MBR có khả năng Nitrat hóa cao hơn so với quy trình bùn hoạt tính thông thường vì vi khuẩn cần thời gian lâu hơn để xử lý Nitrat hóa (SRT lâu, F/M thấp).
- Kích thước bông bùn trong bùn MBR nhỏ, cho phép chuyển hóa nhiều chất dinh dưỡng và oxy hơn.
- Sự hiện diện của các màng trong MBR ngăn chặn vi sinh vật Nitrat hóa bị rửa trôi khi SRT ngắn và HRT MBR tạo ra ít bùn hơn.
- Quá trình MBR có thể xử lý tải lượng ô nhiễm cao hơn 2,5 đến 3 lần tải trọng ô nhiễm CAS.
- Chọn lọc nhiều bước của quy trình CAS như: Lắng thứ cấp, cô đặc bùn và các giải pháp khác để loại bỏ triệt để BOD, SS.
- Hiệu quả xử lý của vi sinh vật rất cao, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, không sử dụng hóa chất khử trùng.
- Chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn, nước sau quá trình MBR có thể được tái sử dụng cho nhiều mục đích như tưới tiêu, nhà vệ sinh…
– Hạn chế: Công nghệ xử lý nước thải sinh học MBR cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định liên quan đến chất lượng màng lọc, chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành khá cao. Bên cạnh đó, thao tác làm sạch màng phức tạp, đòi hỏi tay nghề của kỹ sư vận hành nếu màng lọc không áp dụng chế độ làm sạch tự động (cả bằng sục khí hoặc bằng dung dịch hóa chất).
Hiện nay, công nghệ MBR được ứng dụng trong ngành xử lý nước thải có ô nhiễm sinh học riêng lẻ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản (BOD, N, P) như nước thải bệnh viện, sinh hoạt, công nghiệp thực phẩm (sản xuất bia, tinh bột sắn, sữa,…).
Công nghệ xử lý nước thải sinh học MBBR
MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là công nghệ bùn hoạt tính, sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển. Nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy, các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể, làm gia tăng mật độ vi sinh, tăng hiệu quả xử lý.

– Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý cao, nhất là khử N, P, BOD, COD.
- Dễ vận hành, không chiếm nhiều diện tích xây dựng, chi phí bảo trì và vận hành thấp.
- Mật độ vi sinh trên 1 đơn vị thể tích cao hơn so với xử lý bùn hoạt tính lơ lửng, do đó tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
– Hạn chế: Độ bám dính của hệ vi sinh phụ thuộc vào chất lượng của đệm MBBR. Sau thời gian sử dụng giá thể bị cũ cần thay thế thường xuyên. Bên cạnh đó, công nghệ MBBR trong xử lý nước thải cần có thêm công trình lọc, lắng để đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của dòng thải.
Hiện nay, công nghệ MBBR đang được ứng dụng tại các hệ thống xử lý nước thải có nồng độ các hợp chất hữu cơ, BOD, Phốt pho, Nitơ,… cao như nước thải thủy sản, bệnh viện, y tế, dệt nhuộm, nhà hàng,…
Công nghệ xử lý nước thải sinh học SBR
SBR (Sequencing batch reactor) là công nghệ xử lý nước thải sinh học theo từng mẻ, gồm 5 giai đoạn hoạt động liên tục theo thứ tự: Fill (làm đầy), React (phản ứng), Settle (lắng), Decant (Rút nước sau phản ứng) và Idle (ngưng).

– Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý cao, xử lý triệt để chất hữu cơ gây ô nhiễm, khử một lượng lớn N,P.
- Hệ thống thiết kế đơn giản, hoạt động ổn định, linh hoạt, phù hợp với mọi hệ thống, mọi công suất.
- Không cần sử dụng bể lắng riêng như các công nghệ khác.
– Hạn chế: Công nghệ xử lý nước thải sinh học SBR khó lập trình hệ thống điều khiển tự động, các sự cố thường khó nhận biết bằng mắt thường, đòi hỏi chuyên môn cao từ người vận hành.
Hiện công nghệ SBR được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải có chỉ số ô nhiễm liên quan đến N,P và các chất rắn lơ lửng như nước thải sản xuất bia, thực phẩm, thuỷ sản,..
Mỗi công nghệ xử lý nước thải sinh học có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng hệ thống, loại nước thải. Tuy nhiên điểm chung đều mang đến lợi ích bền vững, thân thiện với môi trường do đó ngày càng được ưu tiên sử dụng. Để được BIOGENCY hỗ trợ tư vấn, giải đáp chi tiết hơn về ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh học vào hệ thống, vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514.
>>>Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải quan trọng như thế nào đối với việc xử lý nước thải đạt chuẩn?