Trong quá trình vận hành bể kỵ khí nhà vận hành sẽ khó tránh khỏi các sự cố. Bài viết này hãy cùng BIOGENCY điểm qua những sự cố phổ biến cũng như cách xử lý, phòng tránh hiệu quả.
4 sự cố thường gặp khi vận hành bể kỵ khí và cách xử lý
Sự cố khi vận hành bể kỵ khí UASB ít nhiều tuỳ thuộc vào thiết kế bể, các yếu tố tự nhiên tác động cũng như năng lực của người vận hành. Dưới đây là 4 sự cố thường gặp và cách khắc phục tương ứng.
– Tụt pH
Khi vận hành bể kỵ khí, độ pH rất dễ tụt ở giai đoạn axit hoá. Lúc này chưa có yếu tố bên ngoài trợ lực, nên nếu cung cấp không đủ hoặc vừa đủ NaOH thì pH sẽ bị tụt. Nếu pH tụt xuống dưới giá trị min (<6.8) có thể nhà vận hành sẽ phải mất cả tuần mới nâng lên được. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất xử lý của bể cũng như toàn hệ thống.

Để nâng pH có thể dùng xút (NaOH). Tuy nhiên, khi dùng xút (NaOH) thì pH nhanh lên nhưng cũng sẽ nhanh tuột và nếu khử trong bể ở giai đoạn axit hóa thì vẫn chưa có sản phẩm CO2 để phản ứng tạo ra độ kiềm (HCO3–). Do đó, trường hợp này để nâng kiềm và pH ta nên ưu tiên sử dụng SODA ASH LIGHT (Na2CO3).
– Bùn bị trào
Bùn trào là một trong những sự cố thường gặp khi vận hành bể kỵ khí nói riêng và hệ thống xử lý nước thải nói chung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố này, trong đó phần lớn có thể do cơ chế vận hành như sốc tải, vận tốc nước dâng quá lớn > 1.2m/h hoặc tăng tải đột ngột. Khi bể UASB bị tràn bùn đầu ra, nhà vận hành thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra sự cố nghẽn ống phân phối nước. Vì khi ống phân phối nước bị nghẽn sẽ dẫn đến vị trí bị nghẽn không có nước và các vị trí còn lại trong bể bị dồn áp lực làm tăng lưu lượng nước.
- Bước 2: Ngưng nạp nước thải, bơm nội tuần hoàn bể kỵ khí cho đến khi hết tràn bùn thì nạp nước thải từ từ, duy trì vận tốc nước dâng (0.3 – 1.2 m/h).
- Bước 3: Tăng hiệu suất xử lý giai đoạn tiền xử lý như hóa lý, DAF.
- Bước 4: Bổ sung men vi sinh kỵ khí để phục hồi.
– Bùn chết
Bùn chết thường chuyển sang màu đen, lúc này khả năng xử lý chất ô nhiễm của bể sẽ giảm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình xử lý toàn hệ thống. Nguyên nhân bùn chết thường do sốc tải hoặc bị trúng độc khi nước thải đầu vào chứa độc tố.
Đối với bùn chết, lúc này nhà vận hành chỉ còn cách loại bỏ và bổ sung bùn mới. Các bước bao gồm:
- Bước 1: Hút 100% nước và bùn ra khỏi bể, không cho nước thải vào bể kỵ khí.
- Bước 2: Thông hơi bể, đuổi khí độc.
- Bước 3: Hút bùn cặn, tháo bỏ đường ống cũ, vệ sinh bể.
- Bước 4: Sửa chữa và lắp đặt hệ thống phân phối nước.
- Bước 5: Đấu nối lại hệ thống ống dẫn nước vào bể và vệ sinh khu vực thi công.
Nuôi cấy lại hệ vi sinh kỵ khí bằng cách bổ sung bùn kỵ khí, cơ chất và men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS. Dòng men sở hữu quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường cho hiệu suất xử lý vượt trội, phục hồi tốt hệ thống sau sự cố cũng như không lo tình trạng sốc tải khi vận hành bể kỵ khí.
– Không xảy ra quá trình Metan hóa
Đây cũng là một trong những sự cố thường gặp khi vận hành bể kỵ khí. Khi quá trình chuyển hóa không xảy ra quá trình Methan hoá, tức không sinh ra khí. Cách xử lý là châm thêm men vi sinh có chứa chủng vi sinh hoạt tính cao như Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica,…
Các chủng vi sinh này được tích hợp trong men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS, nhà vận hành có thể tham khảo và sử dụng để khắc phục sự cố.

BIOGENCY phục hồi thành công hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Để nhà vận hành có hình dung chi tiết hơn, dưới đây là trường hợp xử lý sự cố khi vận hành bể kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thuỷ sản thực phẩm Việt do đội ngũ kỹ thuật BIOGENCY thực hiện.
– Vấn đề hệ thống gặp phải:
- Nguồn nước thải đầu vào của hệ thống bị nhiễm mặn cao từ 4 – 5 ppt, ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ vi sinh.
- Nước tại bể hiếu khí xuất hiện tình trạng chuyển sang màu đen.
- Hàm lượng Chlorine trong nước thải đầu vào cao do phát sinh từ quá trình tẩy rửa vệ sinh nhà xưởng.
- Hệ vi sinh của bể kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí yếu dần làm giảm hiệu suất xử lý của toàn hệ thống.
- Nhà máy đã dùng thử qua nhiều loại vi sinh nhưng tình hình chưa có dấu hiệu cải thiện.

– Phương án xử lý:
Đội ngũ kỹ thuật BIOGENCY đưa ra hướng xử lý là cần phục hồi hệ vi sinh, sau đó cải thiện và tăng hiệu suất của hệ thống. Đưa nước thải đầu vào đạt chuẩn trong điều kiện nước thải có độ mặn cao và chạy vượt tải so với thiết kế ban đầu. BIOGENCY đã sử dụng kết hợp 2 dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift là:
- Microbe-Lift BIOGAS: Xử lý COD ở bể kỵ khí, giúp giảm tải cho bể thiếu khí và hiếu khí phía sau.
- Microbe-Lift IND: Tạo hoạt tính cho bùn ở bể hiếu khí và thiếu khí, khắc phục tình trạng sốc tải của hệ thống và tăng hàm lượng MLVSS, giảm mùi hôi.
Liều lượng: 12 gallons Microbe-Lift BIOGAS và 12 gallons Microbe-Lift IND.

– Kết quả sau xử lý:
Chỉ tiêu N-NH4+ và Tổng Nitơ | ||||
Chỉ tiêu | Đơn vị | Đầu ra | QCVN 40:2011/BTNMTCột B | Thời gian để đạt được |
N–NH4+ | mg/l | KPH | 10 | 4 tuần |
Tổng Nitơ | mg/l | 35 | 40 | 4 tuần |
Nồng độ N-Amonia | |||
Ngày | Nồng độ N-Amonia (mg/l) | Ghi chú | |
Kỵ khí – Đầu ra | Bể lắng sinh học – Đầu ra | ||
23/12/2020 | 204 | 148 | Ban đầu |
08/01/2021 | 197 | 4,55 | Sau 02 tuần bổ sung Microbe-Lift |
22/01/2021 | 244 | KPH | Sau 04 tuần bổ sung Microbe-Lift |
Gặp sự cố khi vận hành bể kỵ khí là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ cần nhà vận hành chủ động kiểm soát các yếu tố thì không cần quá lo lắng. Nếu quan tâm đến các phương án xử lý nước thải hiệu quả, vui lòng liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Lưu ý khi thiết kế và vận hành bể kỵ khí cho nhà thầu thi công môi trường.