Kiểm tra kết quả ủ vi sinh là khâu quan trọng nhằm đánh giá xem vi sinh ủ có đạt chất lượng hay không? Có khả năng xử lý như mong muốn hay không? Nhưng kiểm tra như thế nào? Bài viết dưới đây Biogency sẽ hướng dẫn cho bà con.
Thắc mắc của bà con khi ủ vi sinh thủy sản
Ủ vi sinh là bước nhằm nhân giống số lượng vi sinh trước khi đánh xuống ao, giúp hoạt hóa vi sinh, nâng cao khả năng xử lý và tiết kiệm chi phí cho người nuôi. Trong quá trình ủ, hẳn không ít bà con sẽ có nhiều lo lắng khi không có các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra kết quả nhân sinh khối vi sinh, làm thế nào để biết được vi sinh tốt hay không? Khi sử dụng xuống ao làm sao biết vi sinh có sống hay chết và làm việc có hiệu quả không?
Để giải đáp các thắc mắc trên cho bà con, Biogency sẽ mách cho bà con cách để kiểm tra ủ vi sinh thủy sản lên men có tốt không qua bài viết dưới đây.
Kiểm soát các yếu tố xung quanh quá trình ủ vi sinh thủy sản
– Kiểm soát cách sử dụng:
Muốn đánh giá chất lượng sinh khối vi sinh như thế nào, hãy xem lại cách sử dụng của sản phẩm. Phải dùng đúng, đủ theo tình hình thực tế ở ao nuôi và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
– Kiểm soát kỹ thuật xử lý:
Cũng như cách sử dụng, cần phải quan tâm đến kỹ thuật xử lý trong quá trình ủ. Kỹ thuật phải chuẩn, nghĩa là tùy tình huống, thời tiết, điều kiện ao, mật độ tảo, sức khỏe tôm mà xử lý với liều lượng khác nhau, thời điểm sử dụng khác nhau.
Còn chưa nói đến kĩ thuật ủ, sục khí vi sinh sao cho hợp lý, vi sinh tốt mà ủ sục ko đúng sẽ làm giảm chất lượng, đánh xuống ao sẽ không còn đạt hiệu quả cao.
Khi đã nắm được những vấn đề căn bản đó, để biết được vi sinh tốt hay không tốt, khi sử dụng xuống ao có làm việc hiệu quả không, Biogency mách bà con 3 cách dưới đây.
3 cách kiểm tra kết quả ủ vi sinh thủy sản lên men có tốt không
Cách 1. Gửi mẫu đi để kiểm tra
Nếu có điều kiện, bà con có thể gửi mẫu đi các trung tâm để test hàm lượng, chủng loại vi sinh. Cái này mất thời gian, tốn tiền nhưng có đầy đủ các thông tin cụ thể chi tiết từng chủng loại, mật độ bao nhiêu cfu/ml, cfu/g.
Cách 2. Đánh giá bằng cảm quan dịch sinh khối sau 24 tiếng
Đây là cách Biogency hướng dẫn bà con kiểm tra kết quả ủ vi sinh thủ công, có thể thực hiện ngay.
Sau khi tiến hành ủ 24 tiếng, bà con chú ý quan sát các hiện tượng sau:
- Sinh ra bọt khí: Vì quá trình tăng sinh khối luôn đi kèm với sinh khí. Không thấy sinh khí thì có thể do hình dạng thùng ủ của bà con có dạng đít nhỏ miệng to nên khí thoát nhanh.
- Nếu không sục với mật, hãy lấy đường cát mà sục. Nước chuyển từ trong sang đục.
- Ủ với mật thì lúc đầu mật đen nhưng sau một thời gian mật chuyển thành màu nhạt hơn (hơi vàng hơn).
- Ủ xong có mùi chua do lên men.
- Đo pH: Vi sinh tốt lên men thành công đo pH ra thấp, thường < 5.
Hình 2. Hình ảnh thực tế nhân sinh khối vi sinh Microbe-Lift.
Cách 3. Đánh giá cảm quan trong quá trình sử dụng
- Ngâm nhá (vó) dưới nước liên tục suốt quá trình nuôi. Nếu vi sinh xài đúng cách và liều lượng như đã nói ở trên mà quan sát cái nhá thấy bóng sạch, ko bị đóng rong, nhớt, nhá vẫn trắng trẻo thì vi sinh hoạt động rất tốt. Còn ngược lại, nhá ngâm dưới nước mà rong nhớt đóng đầy, mỗi lần kéo nhá lên muốn cắm đầu xuống ao thì vi sinh làm việc không hiệu quả.
- Đối với ao đất, nhìn xung quanh 4 mé bờ ao nếu thấy sạch, đất vẫn còn trắng hoặc có đóng rong nhưng rất ít thì vi sinh tốt. Còn đóng đầy rong rêu, xanh lè xanh lét hoặc đen luôn, lúc này vi sinh có thể ko phù hợp.
- Đối với ao bạt: Bạt không có nhớt, vỉ oxy không bị đóng nhớt.
Hình 3. Kết quả ủ vi sinh tốt giúp bà con nuôi tôm hiệu quả hơn.
Một số yếu tố cảm quan khác cho thấy việc kiểm tra kết quả ủ vi sinh đạt hiệu quả:
- Tôm sạch, ko bị đóng rong nhớt, khói đèn (tôm sú), ít bị đen mang…cũng là 1 điểm để đánh giá chất lượng vi sinh.
- Ao ít khí độc.
- Vi sinh đánh xuống ao liều cao sẽ thấy pH giảm (nhớ là đánh đủ nhiều mới giảm).
- Đánh vi sinh xuống thấy tôm ăn mạnh hơn.
- Phân tôm nhiều hơn, đẹp hơn sau khi dùng vi sinh.
- Nếu ao tảo nhiều tối nay đánh, sáng mai thấy tảo nhạt hơn, thưa hơn và quan sát váng bọt cuối gió sẽ thấy màu xanh do xác tảo và nổi bọt nhiều hơn bình thường sau khoảng 3 hôm sẽ hết bọt.
- Màu nước ổn định, tảo ít biến động trừ tình huống thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa bão.
Hy vọng với bài viết trên đây bà con sẽ biết cách kiểm tra kết quả ủ vi sinh trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Hãy nhớ rằng, để có được mẻ ủ chất lượng, bà con cần phải ủ đúng cách, kiểm soát các điều kiện trong quá trình ủ thật chặt chẽ. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn ủ vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm hiệu quả