Xử lý sinh học tại bể SBR – Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm tại Pampanga, Philippines chứa nhiều chất béo, dầu, mỡ và chất rắn. Điều này cản trở quá trình xử lý sinh học tại bể SBR, gây ra sự hình thành váng và vấn đề bùn. Men vi sinh Microbe-Lift đã được áp dụng để xử lý và mang lại những hiệu quả đáng mong đợi.

Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm tại Pampanga, Philippines

Nhà máy chế biến thực phẩm tại Pampanga, Philippines là một trong những Nhà máy chế biến Hotdog và Thịt tẩm ướp được Chứng nhận ISO 22000 đầu tiên trên thế giới.

Thông số thiết kế của nhà máy xử lý nước thải chế biến thực phẩm này (WWTP) dựa trên lượng nước thải phát sinh hàng ngày, là 300 – 350 m3 / ngày. Hệ thống được cải tạo từ hệ thống bùn hoạt tính thông thường bao gồm các quá trình:

– Hệ thống tách dầu:

Một hệ thống cơ học được thiết kế để loại bỏ dầu mỡ trôi nổi tự do. Bao gồm một đường ống có vách ngăn để ngăn chất béo, dầu và mỡ bị trộn lẫn trong EQT.

– Bể điều hòa (EQT):

Bể này hoạt động như bể lưu tạm thời để điều hòa lưu lượng nước thải đầu vào phù hợp. Bao gồm:

  • Một tấm chắn thanh làm bằng thép không gỉ đã được lắp đặt để ngăn cách các vật liệu rắn lớn.
  • Máy bơm ly tâm được sử dụng để chuyển nước vào bể SBR.
  • Bộ khuếch tán bọt khí thô được lắp đặt ở đáy bể để trộn và điều hòa chất ô nhiễm đầu vào.

– Bể phản ứng theo mẻ (SBR):

Bể này được cải tiến từ hệ thống bùn hoạt tính thông thường. Bể SBR xử lý theo phương pháp sinh học dựa trên quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, diễn ra trong cùng một bể, bao gồm bốn giai đoạn chu kỳ:

  • Pha làm đầy: 30 đến 45 phút.
  • Pha phản ứng: 9 giờ (trong 2 chu kỳ) và 5 giờ (trong 3 chu kỳ).
  • Pha lắng: 1,5 đến 2 giờ.
  • Pha xả nước.
Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)
4 pha trong quy trình xử lý sinh học tại bể SBR.

– Bể chứa Clo:

Trước khi xả thải, nước được xử lý thêm trong bể này để giảm lượng Coliform và BOD.

– Bể phân hủy bùn hoạt tính (ASDT):

Bể này được xem là nơi lưu trữ bùn để thải bùn và trong trường hợp hệ thống bị trục trặc, bùn sẽ trở lại bể SBR.

Vấn đề hệ thống đang gặp phải

Các nhà máy chế biến thịt tạo ra nước thải có nhiều chất béo, dầu, mỡ và chất rắn. Điều này cản trở quá trình xử lý sinh học tại bể SBR, gây ra sự hình thành váng và vấn đề bùn.

Phương án xử lý sinh học tại bể SBR – Nhà máy chế biến thực phẩm

– Mục tiêu xử lý:

  • Tuân thủ các tiêu chuẩn nước thải của Bộ Tài nguyên và Môi trường (DENR) của Philippines đối với loại C:
Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)
Tiêu chuẩn loại C về nước thải thực phẩm tại Philippines.
  • Loại bỏ cặn bã hình thành.
  • Cải thiện các tính chất vật lý của nước thải (mùi, màu, độ đục).

– Liều lượng sử dụng:

Sản phẩm được sử dụng trong quá trình xử lý sinh học tại bể SBR là Microbe-Lift IND.

Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)
Liều lượng sử dụng Vi sinh Microbe-Lift IND khi xử lý sinh học tại bể SBR.

>>> Xem chi tiết: Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND

Microbe-Lift IND được pha loãng với nước không Clo, sau đó được áp dụng tại bể SBR trong “pha làm đầy”. Tiếp theo, IND được áp dụng trực tiếp trong bể điều hòa.

Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)
Vi sinh Microbe-Lift IND – Sản phẩm chuyên xử lý BOD, COD, TSS đến từ Hoa Kỳ.

– Theo dõi kết quả đạt được qua từng giai đoạn:

Sau 2 tháng xử lý: Váng trong bể nước thải giảm, màu sắc được cải thiện, ít mùi hăng

Mặc dù nước thải đã được xử lý hoàn chỉnh nhưng trước sử dụng Microbe-Lift nước thải vẫn bị đóng váng. Sau hai tháng xử lý sinh học tại bể SBR, không còn thấy váng và màu sắc được cải thiện đáng kể.

Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)
Sau 16 ngày sử dụng Microbe-Lift IND để xử lý sinh học tại bể SBR, nước thải ít váng hơn, màu nước từ xám chuyển sang nâu và không còn thấy mùi hăng.
Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)
Nước thải trước và sau 2 tháng xử lý bằng vi sinh Microbe-Lift.

Tiêu chuẩn BOD đã giảm đáng kể trong tháng xử lý đầu tiên, giảm 97% sau 06 tháng xử lý.

Vấn đề phát sinh:

Có những vấn đề gặp phải trong những tháng đầu xử lý, chẳng hạn như ngừng xử lý do bảo trì decanter và máy thổi, thay đổi lưu lượng không được báo cáo.

Mẫu nước thải đục được thu thập trong tháng xử lý thứ 2 cho thấy mức TSS cao, được thể hiện trong kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm của tháng thứ 2 (xem bảng dưới). Sự gia tăng đột ngột TSS trong hai tháng đầu tiên của quá trình xử lý có thể liên quan đến sự phân hủy bùn.

Xử lý sinh học tại bể SBR - Nhà máy chế biến thực phẩm (Pampanga, Philippines)
Kết quả phân tích mẫu nước thải tại phòng thí nghiệm qua từng tháng xử lý.

Sau khi tuân thủ các khuyến nghị của kỹ sư dự án trong việc điều chỉnh hệ thống và dùng liều lượng thích hợp, hệ thống xử lý nước thải đã đạt chuẩn vào tháng xử lý thứ 5. Tháng thứ 6 mẫu đạt chất lượng “trong như pha lê” mà không cần trải qua quá trình lọc.

v
Mẫu nước thải qua quá trình xử lý sinh học tại bể SBR.

Phân tích quá trình xử lý các chất ô nhiễm trong 6 tháng dùng Microbe-Lift IND:

TSS: Sự gia tăng mức TSS trong hai tháng đầu tiên của quá trình xử lý có liên quan đến sự phân hủy bùn và dầu mỡ, góp phần vào số lượng chất rắn lơ lửng trong hệ thống. Tiêu chuẩn nước thải đầu ra đạt được vào tháng thứ 4 của quá trình xử lý. Trong tháng xử lý thứ 6, TSS giảm được 96% so với nước thải đầu vào.

Dầu mỡ: Dầu và mỡ đạt chuẩn xả thải trong thời gian sớm nhất là sau hai tháng xử lý. Mức thấp của dầu mỡ được duy trì và mức giảm hơn 88% đã được ghi nhận trong tháng thứ 6 sau khi ứng dụng vi sinh Microbe-Lift.

Nitrat: Mức Nitrat thấp được duy trì liên tục trong suốt quá trình xử lý.

Photphat và Amoniac: Một trong những thách thức đáng kể trong dự án này là giảm lượng Photphat và Amoniac vì các thông số này không nằm trong các cân nhắc thiết kế của Nhà máy xử lý nước thải, chúng không được liệt kê trong các thông số quan trọng ban đầu do cơ quan quản lý yêu cầu. Phải mất 6 tháng để xử lý đạt chuẩn các thông số này. Các điều chỉnh trong quy trình xử lý, chẳng hạn như:

  • Giảm thiểu lượng khí sục trong Bể điều hòa EQT để tăng lượng khí trong bể SBR.
  • Định lượng Clo trong bể nước thải và hiệu chỉnh lại thời gian của pha làm đầy.

Tỷ lệ giảm Amoniac và Photphat sau 6 tháng xử lý lần lượt là 99% và 92%.

Lợi ích khách hàng nhận được khi sử dụng Microbe-Lift:

  • Tiết kiệm chi phí cho nâng cấp hệ thống và các khoản phạt: Việc xử lý bằng Công nghệ Microbe-Lift khiến khách hàng không phải trả chi phí nâng cấp nhà máy xử lý nước thải và các khoản phạt phát sinh do vi phạm xả thải (200 USD đến 4.000 USD mỗi ngày).
  • Xử lý Photphat và Amoniac mà không cần sử dụng thêm quá trình hóa lý: Mặc dù hệ thống không được thiết kế để xử lý Photphat và Amoniac, Microbe-Lift đã giúp xử lý các chất trên mà không cần các quá trình hóa lý bổ sung. Điều này chứng minh rằng Microbe-Lift, với sự hiểu biết đúng đắn về cách thức hoạt động của hệ thống và thực hành kỹ thuật tốt, có hiệu quả trong các nhà máy chế biến thịt và hệ thống SBR.

Khi viết bài, sau 19 tháng kể từ khi bắt đầu dự án, khách hàng vẫn đang áp dụng Microbe-Lift một cách đều đặn để xử lý sinh học tại bể SBR theo liều lượng duy trì được hướng dẫn.

Men vi sinh Microbe-Lift đã cho thấy hiệu quả khi xử lý sinh học tại bể SBR của nước thải chế biến thực phẩm. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam bởi Biogency – Thương hiệu đi đầu về giải pháp xử lý Nitơ, Amonia. Liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn phương án chi tiết cho hệ thống nước thải của bạn.

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm đạt hiệu quả bằng vi sinh