Nước thải nhiễm dầu (dầu khoáng, dầu máy) xử lý như thế nào?

Nước thải nhiễm dầu có thành phần là dầu khoáng, các chất hữu cơ… nếu không xử lý thì có thể tồn tại trong đất, trong nước đến 50 năm. Nguyên nhân nước thải nhiễm dầu là do đâu? Phương pháp nào thường dùng để xử lý?

Nước thải nhiễm dầu

Nguồn gốc nước thải nhiễm dầu

Nước thải nhiễm dầu thường do trong hoạt động sản xuất có phát sinh dầu:

  • Nước thải nhiễm dầu trong các nhà máy lọc dầu khí.
  • Các cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trong quá trình hoạt động (vận chuyển, lưu trữ và phân phối xăng đến người sử dụng) sẽ có phát sinh nước thải nhiễm dầu.
  • Nước vệ sinh công nghiệp lẫn dầu: sử dụng nước để vệ sinh định kì.
  • Quá trình sử dụng xăng dầu không thể nào tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra ngoài môi trường, dầu khoáng này sẽ trôi xuống các đường cống thoát đi vào hệ thống xử lý nước thải.
  • Ngoài ra còn có các trường hợp đặc biệt hi hữu như sự cố tràn dầu, phun trào dầu tại các mỏ khai thác dầu.

Quá trình hoạt động gây thất thoát dầu

Hình 1. Quá trình hoạt động gây thất thoát dầu.

Tính chất của nước thải nhiễm dầu khoáng

Dầu khoáng là chất lỏng sánh, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, oxy hóa chậm, nếu không xử lý thì có thể tồn tại trong đất trong nước đến 50 năm…Nước thải nhiễm dầu có thành phần là dầu khoáng, các chất hữu cơ…

TT Thông số Đơn vị Giá trị
1 BOD5 Mg/l 175
2 COD Mg/l 200
3 Chất rắn lơ lửng Mg/l 150
4 Dầu mỡ khoáng Mg/l 1000
5 Coliform Mg/l 6000

Chất lượng nước thải nhiễm dầu.

Phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu

1. Xử lý cơ học và hóa lý

Là phương pháp kết hợp giữa phương pháp hóa học và cơ học nhằm loại bỏ các chất rắn khó lắng hay cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng, gạn (bẫy) dầu. Sử dụng hóa chất keo tụ tạo bông nhằm tách dầu và các chất lơ lửng ra khỏi nước.

Sử dụng hóa chất keo tụ tạo bông để tăng khả năng lắng của dầu

Hình 2. Sử dụng hóa chất keo tụ tạo bông để tăng khả năng lắng của dầu.

Phương pháp này có nhiều nhược điểm:

  • Sử dụng nhiều hóa chất, các thiết bị như bơm, khuấy trộn. Tốn nhiều chi phí hóa chất và điện năng sử dụng.
  • Phức tạp trong vận hành do tỷ lệ pha hóa chất phụ thuộc vào tính chất nước thải đầu vào.
  • Phát sinh lượng bùn cặn nhiễm dầu, chưa có đánh giá và giải pháp thích hợp xử lý chất thải nguy hại này.

2. Thiết bị tuyển nổi

Dùng để loại bỏ tác các tạp chất lơ lửng, các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. Quá trình được thực hiện bằng cách sục khí bọt nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí sẽ dính bám vào các hạt căn, dạt dầu nổi trên bề mặt và có thể tách khỏi nước thải bằng thanh gạt hoặc các loại skimmer.

Có thể thêm vào nước các chất tạo bọt và hóa chất keo tụ tạo bông khuấy trộn vào nước thải trước khi đưa vào thiết bị nhằm tăng hiệu suất xử lý.
Mô hình bể tuyển nổi

Hình 3. Mô hình bể tuyển nổi.

3. Phân hủy dầu khoáng bằng vi sinh vật

Một số chủng vi sinh vật đặc biệt được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Giải pháp mới hứa hẹn mang tính ứng dụng cao mà không làm tổn hại và thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế cao trong việc làm sạch nước, đất và ô nhiễm công nghiệp do tràn dầu thô bằng sự phân hủy sinh học.

—–

Nước thải nhiễm dầu là một trong những loại nước thải khó xử lý. Cân nhắc, tính toán và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp doanh nghiệp xử lý hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Liên hệ Biogency để được tư vấn về phương án xử lý nước thải nhiễm dầu hiệu quả nhất với chi phí tối ưu nhất! Hotline liên hệ: 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Nên xử lý dầu mỡ gây tắc nghẽn đường ống bằng hóa chất hay vi sinh?