Sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm như là một phương tiện để đáp ứng nhu cầu của con người về làm đẹp. Tuy nhiên, cần phải xem xét lại vì nước thải của chúng được đánh giá là chứa nhiều chất độc hại đối với sinh vật. Do đó, công nghệ xử lý nước thải hóa mỹ phẩm luôn là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.
Nguồn phát sinh nước thải hóa mỹ phẩm
Nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc, pha chế nguyên liệu. Ngoài ra, còn có nguồn nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh, ăn uống của công nhân viên nhà máy.
Hình 1. Quá trình sản xuất hóa mỹ phẩm phát sinh nhiều nước thải, chứa nhiều chất ô nhiễm.
Đặc trưng của nước thải hóa mỹ phẩm
Nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, chủ yếu chứa các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, một vài hóa chất có trong thành phần nguyên liệu.
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất dầu gội, bột giặt, dầu xả, kem đánh răng…sữa tắm thường có nồng độ ô nhiễm rất cao. Các thông số BOD 2000 – 5000 mg/l, COD 15.000 – 20.000 mg/l, độ màu khó phân giải bằng vi sinh vật hoặc các biện pháp hóa lý thông thường. Trong nước thải hóa mỹ phẩm, nồng độ các chất hoạt động bề mặt và dầu mỡ cũng khá cao.
Do đó, nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu là ô nhiễm về mặt hóa học.
Bảng 1: Bảng thông số ô nhiễm và QCVN của nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm
STT | Thông số | Đơn Vị | Giá trị đầu vào | QCVN 40: 2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 2.5-5 | 6-9 | 5.5-9 |
2 | TSS | mg/l | 300-500 | 50 | 100 |
3 | BOD | mg/l | 4000-6000 | 30 | 50 |
4 | COD | mg/l | 10000-17000 | 75 | 150 |
5 | SO4^2- | mg/l | 700-900 | ||
6 | Tổng Nito | mg/l | 200-400 | 20 | 40 |
7 | Tổng Photpho | mg/l | 2-3 | 4 | 6 |
Phương pháp xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
Đối với nước thải hóa mỹ phẩm, chúng có thể áp dụng các phương pháp sau trong quá trình xử lý, bao gồm:
- Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất thải dạng rắn ra khỏi nước, giúp quá trình xử lý nước thải hiệu quả hơn. Các thiết bị được áp dụng là máy tách rác, song chắn rác, máy ép bùn…
- Phương pháp hóa lý: Dùng để giảm bớt các thành phần nguy hại có trong nước thải. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cách keo tụ, đông tụ hay tuyển nổi… nhằm loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng và COD hay BOD5.
- Phương pháp hóa học: Dùng để biến các chất ô nhiễm thành chất ít ô nhiễm hơn hay chất an toàn cho môi sinh.
- Phương pháp sinh học: Dùng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ có hàm lượng cao trong nước thải qua hai quá trình sinh học hiếu khí và sinh học kỵ khí (Aerotank, SBR, UASB,…).
Hình 2. Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp sinh học.
Làm sao để tăng hiệu suất xử lý nước thải hóa mỹ phẩm?
Để quá trình xử lý nước thải hóa mỹ phẩm đạt hiệu suất xử lý tối ưu hơn ta nên kết hợp bổ sung thêm vi sinh Microbe-Lift IND trong phương pháp sinh học. Microbe-Lift IND chứa hỗn hợp 12 chủng vi sinh chọn lọc, với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml góp phần đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ chậm phân hủy, nhờ đó cải thiện đáng kể hiệu suất và duy trì sự ổn định chung của toàn hệ thống.
Hiệu quả sau khi dùng Microbe-Lift IND:
- Nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 02 tuần.
- BOD, COD, TSS sẽ giảm sau 03 tuần.
- Nồng độ MLVSS sẽ đạt từ 1500 – 2500mg/l sau 04 tuần.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Amonia, Nitrit, Nitrat.
- Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
Hình 3. Bể hiếu khí HTXLNT hóa mỹ phẩm trước và sau khi dùng Microbe-Lift IND.
Hiện các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được phân phối độc quyền tại Biogency. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc xử lý các sự cố thực tế sẽ hỗ trợ bạn giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề phát sinh vận hành hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm. Liên hệ đến số hotline 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
>>> Xem thêm: Giải quyết “nỗi đau” của nhà máy xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên bằng men vi sinh Microbe-Lift