Là một phần quan trọng của quá trình bùn hoạt tính, nồng độ bùn MLSS được sử dụng để đánh giá lượng bùn có đủ sinh khối hoạt động và có khả năng xử lý hết lượng chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải hay không. Hay MLSS còn được hiểu là tỷ lệ thức ăn cho hệ sinh khối F/M. Công thức tính Nồng độ bùn MLSS như thế nào? Và kiểm soát MLSS ra sao để xử lý nước thải đạt hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nồng độ bùn MLSS trong nước thải nói lên điều gì?
MLSS (Mixed Liquor Suspended Solids) là nồng độ chất rắn lơ lửng có trong dịch hỗn hợp được lấy từ bể xử lý nước thải, thường được biểu thị bằng mg/l hoặc g/l, và trong nhiều trường hợp có thể đo bằng kg/m3.
Dịch hỗn hợp là hỗn hợp nước thải thô và bùn hoạt tính được chứa trong bể sục khí trong quá trình bùn hoạt tính lắng.
Là một phần quan trọng của quá trình bùn hoạt tính, nồng độ bùn MLSS được sử dụng để đánh giá lượng bùn có đủ sinh khối hoạt động và có khả năng xử lý hết lượng chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải hay không. Hay MLSS còn được hiểu là tỷ lệ thức ăn cho hệ sinh khối F/M.
Hình 1. Nồng độ bùn MLSS là một phần quan trọng trong quá trình bùn hoạt tính.
Công thức tính nồng độ bùn MLSS
Xác định nồng độ bùn MLSS nhằm tính toán sinh khối cần thiết để tiêu thụ toàn bộ các chất ô nhiễm ở mức độ tốt nhất trong các phương pháp xử lý nước thải. MLSS được tính dựa trên công thức sau:
Trong đó:
- MLSS: Tổng khối lượng bùn hoạt tính (mg/L).
- M₁: Trọng lượng mẫu giấy có sinh khối (g).
- M₀: Trọng lượng mẫu giấy không có sinh khối (g).
- V: Thể tích mẫu (l)
Để tính MLSS cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 105°C trong khoảng thời gian là 1 đến 2 tiếng.
- Bước 2: Cân, xác định khối lượng M₀ (g) của giấy lọc.
- Bước 3: Lấy 50ml thể tích mẫu rồi lọc qua mẫu giấy đã sấy nhờ bình hút chân không để thu bùn có trong nước thải.
- Bước 4: Đem sấy giấy lọc có chứa bùn trong nước thải ở nhiệt độ 105°C trong thời gian từ 1 đến 2 tiếng.
- Bước 5: Đem mẫu giấy chứa bùn đi cân sẽ có được chỉ số M₁ (g).
Kiểm soát nồng độ bùn MLSS như thế nào?
MLSS nên duy trì ở một khoảng giá trị ổn định và vừa phải, quá cao hay quá thấp đều gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình xử lý trong nước thải.
- Nếu nồng độ bùn MLSS quá cao thì hệ thống dễ trở nên quá tải và tràn lượng bùn qua bể xử lý tiếp theo. Bên cạnh đó, MLSS quá cao cũng đồng nghĩa lượng vi sinh vật trong bể quá nhiều, lượng oxy hòa tan giảm xuống kéo theo quá trình Nitrat hóa giảm.
- Nếu MLSS quá thấp thì quá trình xử lý không đạt hiệu quả, không xử lý hết các chất hữu cơ có trong nước và không đảm bảo thời gian để Nitrat hóa.
Hình 2. Nồng độ bùn MLSS nên được duy trì ở một mức độ vừa phải để đảm bảo quá trình xử lý nước thải diễn ra tối ưu.
Kiểm soát MLSS:
Nồng độ MLSS tối ưu khi nằm trong khoảng từ 2500 – 3500 mg/L, do đó khi tính ra được nồng độ bùn MLSS, nếu giá trị không nằm trong khoảng này, cần có phương án điều chỉnh để đưa MLSS về trạng thái cân bằng, cụ thể:
- Nếu MLSS < 2500 mg/L: Cần giảm lượng bùn hoạt tính dư rút ra khỏi bể hiếu khí (giảm thời gian bơm bùn dư).
- Nếu MLSS > 3500 mg/L: Tăng lượng bùn hoạt tính dư rút ra khỏi bể hiếu khí (tăng thời gian bơm bùn dư).
Có nhiều cách để xác định nồng độ bùn MLSS trong nước thải, ngoài việc sử dụng công thức tính thủ công như trên, một cách nhanh hơn mà bạn có thể áp dụng là sử dụng các thiết bị để đo nồng độ MLSS. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thiết bị giúp đo nồng độ bùn MLSS mà bạn có thể tham khảo như: Máy đo mật độ bùn SS-10Z, Máy đo mật độ bùn SS-10F…
Kiểm soát nồng độ bùn MLSS là yếu tố cần thiết để quá trình Nitrat hóa diễn ra tối ưu, từ đó góp phần vào làm tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm của hệ thống nước thải. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình vận hành với MLSS, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được các kỹ sư chuyên môn hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Cách tính tuổi bùn và thời gian lưu bùn ở bể hiếu khí Aerotank