Có rất nhiều phương pháp để loại bỏ tảo trong ao nuôi tôm và cắt tảo bằng vôi là một trong những phương pháp mà bà con thường áp dụng vì vôi có giá thành rẻ. Nhưng phương pháp này có thực sự hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Vôi là gì? Ứng dụng của vôi trong ao nuôi tôm
Vôi là một trong những hợp chất được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản khá nhiều bởi giá thành rẻ và hiệu quả mà nó mang lại.
Trong ao nuôi tôm, vôi thường được sử dụng để:
- Giúp ổn định độ pH.
- Giúp giảm phèn trong ao, khắc phục phèn rửa trôi sau mưa.
- Có khả năng diệt tạp và một số mầm bệnh gây ảnh hưởng đến tôm.
- Giúp phân hủy các chất cặn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa dưới đáy ao nuôi.
Hình 1. Vôi là một trong những hợp chất phổ biến được dùng trong ao nuôi tôm.
Có 4 loại vôi chính được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là:
- Vôi nông nghiệp: Có nguồn gốc từ đá vôi san hô, vỏ sò,.. được xay nhuyễn. Công thức của vôi công nghiệp là CaCO3. Có tác dụng hạ phèn, khử trùng, cải tạo ao.
- Vôi tôi: Có công thức là Ca(OH)2, có tác dụng cải tạo ao, tăng pH, tránh bón vào buổi chiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến pH trong ao.
- Đá vôi: Có công thức là CaO, là vôi bột, vôi sống, có tác dụng làm tăng pH mạnh, hạn chế lạm dụng vôi, vì sẽ ảnh hưởng lớn đến pH trong ao.
- Vôi đen: Có công thức là CaMg(CO3)2, có chứa Magie có tác dụng hạ phèn, tăng hệ đệm trong ao mà ít ảnh hưởng đến pH của môi trường.
Cắt tảo bằng vôi có hiệu quả không?
Trong ao nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng, tảo giúp cân bằng hệ sinh thái, giảm độ trong của nước và là nguồn cung cấp oxy. Tuy nhiên, khi mật độ tảo trong ao quá dày, đặc biệt là các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt sẽ dẫn đến bệnh đóng rong ở tôm và làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Trong một số trường hợp khác, tảo nở hoa sẽ làm cản trở quá trình hô hấp của tôm.
Màu nước trong ao thay đổi dần từ nhạt sang đậm nguyên nhân chính là do tảo xuất hiện quá dày. Các thức ăn tích tụ lâu ngày trong ao sẽ giúp tảo phát triển nhanh chóng sẽ dẫn đến hiện tượng tôm nổi đầu do thiếu oxy. Vì vậy, bà con cần xử lý tảo kịp thời để đem lại hiệu quả cho ao nuôi.
Hình 2. Tảo trong ao xuất hiện nhiều, gây ảnh hưởng đến môi trường nước.
Bên cạnh chức năng làm ổn định pH trong ao, vôi còn có chức năng cắt tảo cho ao tôm, đặc biệt là các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… Loại vôi dùng để cắt tảo thường là: Vôi bột, vôi sống (CaO).
Đối với tình trạng tảo trong ao phát triển quá mức do dư thừa Phospho, vôi có thể tác dụng với Phospho tạo kết tủa, giúp làm giảm hàm lượng Phospho trong ao tôm nhanh chóng.
Cơ chế cắt tảo của vôi: Vôi (CaO) hòa tan trong nước tạo ra Ca(OH)2 mang tính Bazo, khi đánh xuống ao sẽ làm tăng pH cục bộ trong ao, khoảng pH tăng cao không nằm trong ngưỡng thích nghi của tảo, dẫn đến làm chết tảo, từ đó sẽ cắt được tảo trong ao.
Hướng dẫn sử dụng vôi để cắt tảo
Liều lượng sử dụng: Để cắt tảo bằng vôi, bà con cần ngâm vôi vào nước lúc 2 giờ chiều, chờ đến khuya thì mang đi tạt quanh ao, với liều lượng 10kg/1000m3 nước, thực hiện liên tục trong vòng 2 ngày sẽ thấy tảo trong ao giảm đáng kể.
Khi cắt tảo bằng vôi cần chú ý:
- Cắt tảo bằng vôi nên thực hiện vào lúc trời mát, tốt nhất vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến tôm.
- Thời gian tạt vôi tốt nhất là 11 – 12 giờ đêm, tránh tạt vôi vào buổi trưa vì dễ gây tăng pH, làm cho tôm bị chết do sốc nhiệt.
- Đối với ao bạt, sau khi thực hiện việc cắt tảo bằng vôi bà con nên si-phông đáy ao để tránh hiện tượng tích tụ vôi lắng xuống đáy ao, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến tôm.
Hình 3. Cắt tảo bằng vôi là một phương pháp cắt tảo thông dụng.
Ưu điểm khi cắt tảo bằng vôi:
- Dễ thực hiện, đem lại hiệu quả tức khắc.
- Chi phí thấp.
Nhược điểm:
- Không diệt triệt để được tảo.
- Làm tăng độ kiềm của nước.
- Ô nhiễm môi trường nước, gây ảnh hưởng đến tôm.
Sử dụng men vi sinh thay cho vôi để cắt tảo mang lại hiệu quả vượt trội
Cắt tảo bằng vôi không giúp xử lý được tảo triệt để. Hơn nữa, dùng vôi quá liều còn làm chỉ số pH trong ao tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Vì thế, Biogency khuyến khích bà con nên dùng men vi sinh để cắt tảo, vừa hiệu quả lại an toàn cho tôm.
Cơ chế cắt tảo bằng vi sinh rất đơn giản đó là: Bổ sung một lượng lớn các vi khuẩn có chủng Bacillus spp vào ao nuôi, chúng sẽ sinh đôi và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo. Chúng sẽ lấy đi các nguồn dinh dưỡng khiến tảo không thể sinh sôi và nảy nở, đặc biệt khi sử dụng lâu dài giúp ổn định được môi trường nước và không gây hại đến tôm.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C xử lý nước có chứa mật độ chủng Bacillus spp cao, giúp hỗ trợ vấn đề tảo trong ao. Ngoài ra men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA xử lý đáy giúp tăng tốc quá trình phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy. Hạn chế tình trạng tảo phát triển trong ao.
Tảo phát triển nhanh chóng từ tháng thứ 2 kể từ khi thả giống trở đi, bà con nên kịp thời xử lý để tránh dẫn đến hậu quả xấu. Cắt tảo bằng vôi là một phương pháp thông dụng, tuy nhiên bà con cần thận trọng khi sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến tôm. Ngoài ra, để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời về phương pháp cắt tảo hiệu quả bằng men vi sinh, bà con hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 0909 538 514, Biogency sẽ hỗ trợ bà con nhanh nhất! Chúc bà con nuôi tôm thành công.
>>> Xem thêm: Chẩn đoán bệnh cho tôm bằng cách nào?