Trong quá trình xử lý Nitơ vượt ngưỡng, những vấn đề về độ kiềm hay nồng độ pH, Oxy hòa tan, nhiệt độ… là khó khăn mà nhà vận hành hay gặp phải. Làm thế nào để kiểm soát những vấn đề này? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chỉ tiêu Nitơ trong nước thải như thế nào là vượt ngưỡng cần xử lý?
Nitơ trong nước thải sẽ được chia làm 2 dạng là: Vô cơ và hữu cơ. Nitơ vô cơ thì đơn giản, đa số là Amoni, Nitrat và Nitrit hoặc Ure. Nitơ hữu thì phức tạp hơn nó có thể là các Amin bậc thấp, Axit Amin, Protein…
Ở những loại nước thải khác nhau sẽ có yêu cầu về tiêu chuẩn Nitơ khác nhau, các chỉ tiêu cần được kiểm soát là: Amoni, Nitrat, Tổng Nitơ.
- Đối với nước thải công nghiệp, dựa vào QCVN 40:2011/ BTNMT thì Nitơ trong nước thải được kiểm soát bằng chỉ tiêu Amoni (tính theo N) và Tổng Nitơ. Nếu dựa theo cột B của quy chuẩn trên thì Amoni của nước thải hơn giá trị 10 mg/l là vượt chuẩn. Còn Tổng Nitơ trên 40 mg/l là vượt chuẩn cần phải xử lý.
Hình 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 40:2011/ BTNMT.
- Đối với nước thải sinh hoạt sẽ dựa vào QCVN 14:2008/ BTNMT thì chỉ tiêu kiểm soát sẽ là Amoni và Nitrat.
- Đối với nước thải thủy sản sẽ dựa vào QCVN 11: 2015/ BTNMT, nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT: 2016/ BTNMT.
Theo các công trình từng sử dụng giải pháp của Biogency để xử lý Nitơ, nếu chỉ tiêu Nitơ vượt ngưỡng khoảng gấp 2 đến 3 lần so với quy chuẩn thì thời gian để xử lý đưa về đúng quy chuẩn từ 3 đến 4 tuần. Tùy theo công nghệ, hiệu suất xử lý của hệ thống và mức độ vượt khác nhau thì thời gian xử lý đạt chuẩn có thay đổi.
Hình 2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu nước thải sinh hoạt của tòa nhà văn phòng với chỉ tiêu Amoni ban đầu là 20 mg/l. Sau khi sử dụng giải pháp của Biogency xử lý Amoni xuống Không phát hiện (KPH)*.
4 khó khăn hay gặp phải trong quá trình xử lý Nitơ vượt ngưỡng và cách khắc phục
Trong quá trình xử lý Nitơ vượt ngưỡng, những vấn đề về độ kiềm hay nồng độ pH, Oxy hòa tan, nhiệt độ… là những khó khăn mà nhà vận hành hay gặp phải. Cụ thể là:
– Độ kiềm sụt giảm:
Độ kiềm bị mất trong quá trình sử dụng bùn hoạt tính để Nitrat hóa.Thông thường, các hệ thống được kiểm soát đến độ kiềm từ 100 – 200 mg/l CaCO3-. Lưu ý, khi bổ sung sản phẩm men vi sinh như Microbe-Lift N1 để xử lý Nitơ vượt ngưỡng thì độ kiềm Cacbonat tối ưu phải lớn hơn hoặc bằng 150mg/L.
– Nồng độ pH thay đổi:
Để vi khuẩn hoạt động hiệu quả thì độ pH cho quá trình Nitrat hóa sẽ cần phải nằm trong khoảng từ 6.0 – 9.0. Khi kết hợp sử dụng men vi sinh xử lý Nitơ, độ pH lý tưởng để vi khuẩn Nitrat hóa phát triển mang lại hiệu quả cao là từ 7.5 – 8.5.
Hình 3. Bộ kiểm tra nhanh độ kiềm trong nước.
– Oxy hòa tan trong nước giảm:
Lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố rất cần thiết để vi sinh vật phát triển. Trong trường hợp hàm lượng oxy hòa tan DO đo được quá thấp, cần bổ sung thêm sục khí trong hệ thống để nâng DO. Để đảm bảo có đủ oxy cho quá trình Nitrat diễn ra thì hàm lượng oxy hòa tan DO >3.0 mg/L.
– Nhiệt độ không đạt yêu cầu:
Quá trình Nitrat hóa rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu của vi khuẩn Nitrat hóa là 30 – 36 độ C, khi nhiệt độ vượt quá 45 độ C hoặc dưới 5 độ C thì quá trình Nitrat dừng hoạt động, nhiệt độ từ 10 – 16 độ C thì quá trình hoạt động của vi sinh vật giảm trên 50%.
Xử lý Nitơ vượt ngưỡng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp nếu muốn xả thải ra môi trường. Nếu hệ thống của bạn đang gặp vấn đề về Nitơ vượt ngưỡng nhưng chưa tìm ra được giải pháp xử lý hiệu quả, hãy tham khảo Giải pháp xử lý Nitơ, Amonia của chúng tôi.
“Giải pháp xử lý Nitơ, Amonia bằng vi sinh đến từ Biogency giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn các chỉ tiêu về Amonia, Nitrit, Nitrat và Tổng Nitơ”
Hình 4. Giải pháp xử lý Nitơ, Amonia bằng vi sinh Microbe-Lift N1 và IND.
Bạn có gặp khó khăn nào trong quá trình xử lý Nitơ vượt ngưỡng? Hãy liên hệ Hotline 0909 538 514 của Biogency để được hỗ trợ phương án xử lý nhanh nhất và hiệu quả nhất!
>>> Xem thêm: Vấn đề Nitơ trong nước thải sinh hoạt