Cách sử dụng phèn xanh trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, chắc hẳn rất nhiều bà con đã biết sử dụng phèn xanh để diệt rong nhớt, diệt khuẩn và cắt tảo. Nhưng nếu sử dụng quá liều và không đúng cách sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Qua bài viết này Biogency sẽ giúp bà con tìm hiểu về cách sử dụng phèn xanh trong ao nuôi tôm như thế nào cho hiệu quả nhé!

Cách sử dụng phèn xanh trong ao nuôi tôm

Phèn xanh là gì? Công dụng của phèn xanh trong ao nuôi tôm

– Phèn xanh là gì?

Phèn xanh là một hợp chất vô cơ có công công thức hóa học là CuSO4 hay tên gọi khác là Đồng Sunfat. Chúng có màu xanh sáng, hình bát diện, không mùi và không cháy.

Phèn xanh hay còn gọi là Đồng Sunfat (CuSO4).

Hình 1. Phèn xanh hay còn gọi là Đồng Sunfat (CuSO4).

– Công dụng của phèn xanh trong ao nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và ao nuôi tôm nói riêng, phèn xanh có rất nhiều công dụng có thể kể đến như:

  • Giúp quá trình chuyển máu và hô hấp trên tôm diễn ra thuận lợi hơn.
  • Hỗ trợ quá trình lột xác của tôm.
  • Ngăn ngừa tảo nở hoa.
  • Diệt được ký sinh trùng, diệt rong.
  • Giúp hình thành sắc tố đen (Melanin), là chất xúc tác cho việc tạo Hemoglobin (Hb). Ao nuôi thiếu đồng tôm sẽ chậm tăng trưởng, giảm lượng đồng trong máu, gan yếu và có khả năng nhiễm bệnh.

Công dụng của phèn xanh là rất nhiều nếu bà con biết cách sử dụng. Chúng đóng vai trò quản lý môi trường ao nuôi để tôm có thể phát triển một cách tốt nhất. Để phèn xanh hiệu quả hơn, bà con nên sử dụng kết hợp với một số chất khác. Bà con có thể tham khảo EDTA, Nano Oxyclorua,…

Cách sử dụng phèn xanh trong một số trường hợp cụ thể

Cơ chế xử lý của phèn xanh như sau: Phèn xanh (CuSO4) chứa ion Cu2+ làm ức chế quá trình quang hợp và sự phát triển của các tế bào đảm nhận quá trình quang hợp, hô hấp, tổng hợp Chlorophyll và phân chia tế bào của thực vật, từ đó diệt được tảo, hay rong nhớt trong ao tôm.

Liều lượng sử dụng phèn xanh được khuyến khích trong ao nuôi tôm là 0.01 lần tổng kiềm. Ví dụ: Tổng kiềm đo được trong nước là 100mg/l thì không sử dụng phèn xanh quá 1mg/l.

– Sử dụng phèn xanh để diệt tảo

Tảo là nguồn cung cấp oxy chính trong ao, vì vậy loại bỏ tảo là loại bỏ oxy. Nếu trong trường hợp cần diệt tảo thì bà con cần xử lý với liều lượng nhỏ hơn theo thời gian hoặc bổ sung oxy bằng phương pháp sục khí khẩn cấp.

  • Đầu tiên bà con cần kiểm tra nồng độ pH và Clo trong nước bằng bộ test thử, pH thích hợp là từ 7,2 – 7,6 và nồng độ Clo đạt mức từ 0,6 – 1,5 thì việc sử dụng phèn xanh sẽ hiệu quả hơn.
  • Dùng phèn xanh với hàm lượng 100gr kết hợp với 900gr EDTA ngâm ủ, sau đó đánh xuống ao để diệt tảo. Tùy thuộc vào mức độ tảo nặng hay nhẹ.

Phèn xanh có thể dùng để diệt tảo trong một số trường hợp khẩn cấp.

Hình 2. Phèn xanh có thể dùng để diệt tảo trong một số trường hợp khẩn cấp.

Tảo trong môi trường nước sẽ được loại bỏ khi hàm lượng Cu2+ gây độc trong nước dao động từ 0,001 – 4mg/l. Rất nhiều loại tảo sẽ bị ảnh hưởng bởi nồng độ 0,06mg/l kể cả tảo lam.

– Sử dụng phèn xanh diệt rong nhớt

Trong quá trình nuôi tôm, rong nhớt và một số loại tảo độc có thể xuất hiện. Bà con sử dụng 5 – 8gr/100m3 nước để tạo hỗn hợp đồng nhất, sau đó phun xịt lên bề mặt ao hoặc rải đều phèn xanh sát mé ao. Cách khác, bà con cho phèn xanh vào túi vải và buộc xuồng đi quanh ao để hàm lượng đồng dễ hòa tan trong nước.

Phèn xanh sẽ ức chế quá trình quang hợp và phát triển của rêu tảo. Từ đó, giúp nước ao nuôi sạch hơn, giảm bớt tình trạng rong, rêu trong ao nuôi.

Cần làm gì để việc sử dụng phèn xanh đạt hiệu quả cao nhất?

Nếu biết cách sử dụng, phèn xanh cũng đem lại một số lợi ích cơ bản. Nhưng bên cạnh đó, bà con cần lưu ý về những tác hại của phèn xanh. Sử dụng phèn xanh theo đúng liều lượng và không lạm dụng phèn xanh. Một số lưu ý khi sử dụng phèn xanh bà con cần quan tâm:

  • Trước khi sử dụng phèn xanh, bà con cần kiểm tra tổng nồng độ kiềm của nước vì độc tính của đồng ảnh hưởng đến tôm tăng khi tổng nồng độ kiềm giảm.
  • Nên pha loãng phèn xanh càng nhiều càng tốt trước khi tạt xuống ao, tránh việc tạo ra các khu vực có nồng độ cao hơn hay còn gọi là “điểm nóng”.
  • Chỉ sử dụng phèn xanh cho ao khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng quá nhiều.
  • Không sử dụng phèn xanh vào thời tiết âm u, mưa to vì khả năng gây tràn bờ.
  • Không nên tháo nước từ các ao trong ít nhất 72 giờ sau khi sử dụng phèn xanh.
  • Nếu tổng độ kiềm của nước là 100mg/lít, mức dùng phèn xanh an toàn là 1mg/lít hoặc khoảng 0,25mg/lít. Nếu tổng độ kiềm dưới 50 ppm, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng phèn xanh vì nguy cơ sẽ giết chết tôm.
  • Nếu nước ao nuôi có độ kiềm dưới 20ppm, bà con tuyệt đối không được sử dụng phèn xanh.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng phèn xanh trong ao nuôi tôm

– Ưu điểm:

  • Phèn xanh là hóa chất thông dụng, dễ mua, dễ sử dụng.
  • Chi phí thấp.

– Nhược điểm:

  • Hiệu quả không cao, rất dễ xảy ra quá liều, gây ngộ độc trên tôm, làm tôm chậm lớn, trường hợp nặng có thể gây tổn thương gan tụy và làm chết tôm.
  • Tạo ra hợp chất kết tủa rớt xuống đáy, lâu dần làm ô nhiễm môi trường đáy ao nuôi.
  • Phèn xanh là dạng rắn, do đó chúng tồn tại trong ao lâu dài, không thể tự hủy sinh học làm cho đáy ao nuôi nghèo chất dinh dưỡng, khô cằn và dễ sinh ra khí độc làm nguy hại đến tôm.

Sử dụng phèn xanh để diệt tảo hay diệt rong nhớt là giải pháp bà con nuôi tôm vẫn thường áp dụng vì giá thành rẻ, dễ thực hiện. Thế nhưng, chúng cũng mang đến một số bất lợi cho tôm và quá trình nuôi tôm của bà con. Thay vào đó, bà con có thể tham khảo cách xử lý tảo bằng Men vi sinh Microbe-Lift PBD vừa an toàn, không làm mất cân bằng hệ sinh thái trong ao và bổ sung các chủng vi sinh có lợi giúp tôm phát triển tốt.

—–

Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như giải đáp các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con.

>>> Xem thêm: Điều trị Bệnh phân trắng và Viêm đường ruột cấp cho tôm nhờ cây Cỏ lào và cây Phèn đen