Trong những năm gần đây, bệnh đường ruột ở tôm ngày càng xuất hiện phổ biến, diễn biến nhanh. Do đó, để kiểm soát hiệu quả, đảm bảo chất lượng tôm vụ nuôi, bà con cần nhận diện được những dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột. Bài viết sau đây giúp bà con nắm bắt được những dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột, cũng như phương án xử lý và phòng ngừa hiệu quả.
Những dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột
Ruột tôm có cấu tạo đơn giản nên rất dễ mẫn cảm với vi khuẩn. Trong đó, Vibrio là vi khuẩn chính gây nên bệnh đường ruột trên tôm. Mặt khác, tôm dễ bị mắc bệnh đường ruột hơn khi nguồn thức ăn không đảm bảo, chất lượng nước không được kiểm soát tốt dẫn đến ô nhiễm. Chưa kể, tác động của thời tiết thay đổi nắng, mưa liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đường ruột của tôm.
Hình 1. Cấu tạo ruột tôm đơn giản, do đó dễ mẫn cảm với vi khuẩn.
Bệnh đường ruột ở tôm thường xảy ra sau 1 tháng thả nuôi, phổ biến nhất là trong giai đoạn từ 60 – 90 ngày tuổi. Một số dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột điển hình như:
- Tôm bỏ ăn, chán ăn, giảm ăn rõ rệt, có dấu hiệu bơi lờ đờ, tấp mé bờ, sức yếu, chậm lớn.
- Ruột tôm đứt thành từng khúc hoặc ruột rỗng.
- Đường ruột loãng khiến tôm không hấp thụ thức ăn, dẫn đến hoại tử.
- Kiểm tra bằng cách lắc nhẹ thân tôm, sẽ thấy thức ăn trong đường ruột chuyển động.
- Phân đứt khúc, đường phân cong, dễ nát, màu nhợt nhạt hơn so với phân thường.
- Tôm dễ sợ hãi khi có ánh sáng mạnh, tiếng động lớn.
Hình 2. Đường ruột đứt khúc là một trong các dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột.
Khi tôm mới mắc bệnh, dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột được thể hiện qua khúc ruột cuối có dấu hiệu mờ, chưa đứt, tôm chưa rớt đáy hoặc phần cuối đuôi tôm xuất hiện đốm trắng, đường ruột có hiện tượng xuất huyết. Sau khi tôm mắc bệnh, nếu không biết lại cho ăn càng nhiều, tôm sẽ chết càng nhanh (thường sau 2-3 ngày).
Cách xử lý bệnh đường ruột ở tôm hiệu quả!
Thực tế cho thấy, dù dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột không quá khó để nhận ra. Tuy nhiên hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh đường ruột nào ở tôm mang lại hiệu quả triệt để nhất. Chưa kể đường ruột tôm rất mẫn cảm, nên thường thì người nuôi tôm sẽ phải phối hợp nhiều biện pháp với nồng độ và liều lượng phù hợp mới mang lại hiệu quả cao.
Điều quan trọng nhất khi xử lý bệnh đường ruột ở tôm là quá trình phát hiện và điều trị cần nhanh chóng để giảm bớt thiệt hại. Do đó, sau khi phát hiện các dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột, tốt nhất bà con nên xét nghiệm ngay để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ đâu. Từ đó có các phương án xử lý chính và phối hợp phù hợp nhất, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả cao.
Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ mắc bệnh của tôm, phương pháp xử lý sẽ khác nhau. Chẳng hạn:
- Nếu do vi khuẩn cần dùng thuốc sát trùng để hạ mật độ vi khuẩn trong ao, dùng probiotic tạt trực tiếp xuống ao.
- Nếu thức ăn có vấn đề cần ngừng cho ăn tức thời để xử lý diệt khuẩn môi trường.
- Nếu do tảo cần tiến hành cắt tảo.
- Nếu phát hiện sớm, bà con có thể điều trị bằng tỏi và vôi sẽ đảm bảo an toàn hơn cho tôm thay vì dùng hóa chất hay kháng sinh. Hóa chất sẽ tiêu diệt các vi tảo có lợi, để lại hệ quả không tốt cho tôm và môi trường nước.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm
Khi bệnh đường ruột ở tôm ngày càng phổ biến, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, phần lớn các bệnh nguy hiểm như phân trắng, hội chứng tôm chết sớm EMS… đều xuất phát từ đường ruột. Chính vì vậy, bà con cần đặc biệt chú ý, có biện pháp phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm càng sớm càng tốt.
– Chú ý nguồn thức ăn
Thức ăn cho tôm cần chuyên dụng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đúng kích cỡ và đúng với giai đoạn nuôi. Đồng thời bà con cần cho ăn đúng lượng, không cho dư thừa. Mặt khác, thức ăn cần được bảo quản tốt, tránh ẩm để không bị nhiễm nấm mốc, độc tố.
– Quản lý môi trường ao tôm
Trước khi thả tôm, ao cần được cải tạo và xử lý kỹ, đúng quy trình, trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị. Ao cần có chế độ thay nước định kỳ, ngăn và diệt tảo độc xuất hiện. Thường xuyên kiểm tra ao, chất lượng nước trong ao, nồng độ oxy hòa tan trong ao.
Bà con có thể sử dụng vi sinh để chủ động làm sạch môi trường ao, tạo được hệ vi sinh vật có lợi không chỉ giúp ngăn ngừa các vi khuẩn, tảo độc gây bệnh mà còn giúp tôm sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.
– Bổ sung men vi sinh đường ruột
Tôm có hệ đường ruột nhạy cảm, dưới tác động của môi trường nước, quá trình cho tôm ăn dễ dư thừa thức ăn, chưa kể đến tình trạng thời tiết thay đổi liên tục dễ khiến đường ruột tôm bị tấn công. Do đó, để chủ động bảo vệ, ngăn ngừa bệnh đường ruột, phân trắng, bà con nên sử dụng men vi sinh đường ruột để bổ sung thêm hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm. Khi đường ruột khỏe, tôm phân giải thức ăn tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng tối đa dễ dàng, sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, tăng năng suất và chất lượng.
Hình 3. Tăng cường sức khỏe đường ruột của tôm với men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.
Trên đây là các dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột cũng như gợi ý cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Mong rằng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho bà con. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhất.
>>> Xem thêm: Tôm bị ký sinh trùng đường ruột do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?