Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, khí độc luôn là nỗi lo của bà con, nhất là vào giai đoạn tôm từ 30 ngày tuổi trở đi, chúng luôn có mặt trong ao nuôi làm tôm dễ nhiễm phải khí độc. Làm thế nào để khử khí độc H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng?
Vì sao cần khử khí độc H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi tôm?
Có 3 loại khí độc gây hại chủ yếu trong ao nuôi tôm đó là Hydrosunfua (H2S), Amoniac (NH3), Nitrit (NO2). Nguyên nhân số một hình thành nên khí độc H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi tôm là từ thức ăn dư thừa, nhất là thức ăn có hàm lượng đạm cao.
Thông thường, tôm chỉ hấp thụ khoảng 30% thức ăn, còn lại sẽ chuyển hóa thành chất thải và bài tiết vào nước. Tôm càng lớn, ăn càng nhiều thì đào thải ra càng nhiều dẫn đến khí độc ngày càng cao. Nồng độ khí độc cao sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng vụ nuôi. Do đó, việc khử khí độc H2S, NH3, NO2 là việc làm cần thiết mà mỗi bà con cần quan trong trong mỗi vụ nuôi tôm của mình.
Hướng dẫn khử khí độc H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
– Khử khí độc H2S:
Độc tố H2S sẽ ngăn tôm lấy oxy từ nước để hô hấp, chúng thường phát sinh từ lớp bùn đáy tích tụ dưới đáy ao. Nếu tôm bơi gần đáy tiếp xúc với H2S thì sẽ yếu dần, bơi chậm, giảm đề kháng và dễ nhiễm mầm bệnh. Khí độc H2S gây thiếu hụt oxy nghiêm trọng, mà để tôm phát triển rất cần oxy, do đó nếu không khử khí độc H2S nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của tôm.
Mức H2S an toàn cho tôm thẻ giống là 0,0087 và tôm thẻ chân trắng nhỏ là 0,0185.
Để khử khí độc H2S trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con cần:
- Xi-phông đáy ao nuôi tôm thường xuyên để loại bỏ bùn đáy tích tụ (nguyên nhân phát sinh khí độc H2S). Chi tiết về cách xi-phông đáy ao nuôi tôm bà con có thể tham khảo tại: Xi-phông đáy ao tôm như thế nào cho hiệu quả? >>>
- Sử dụng men vi sinh để phân hủy chất hữu cơ ở tầng đáy (như thức ăn thừa, xác tảo, vỏ tôm lột…) để tránh chúng tích tụ gây bùn và hình thành khí độc H2S. Xem thêm: Giải Pháp Xử Lý Đáy Ao Nuôi Tôm Bằng Men Vi Sinh >>>
– Khử khí độc NH3:
Nhắc đến khí độc NH3 thì phải nhắc đến cả Amoni NH4+ vì trạng thái chuyển qua lại 2 dạng độc tố (NH3/NH4+) trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH. Khi pH thấp, NH4+ sẽ chiếm ưu thế, và đây là chất ít độc (nhưng vẫn độc khi ở nồng độ cao). Cụ thể:
- Nếu pH < 7 hoặc nhiệt độ thấp thì NH3 sẽ được chuyển hóa dạng NH4+.
- Nếu pH > 7.0, NH4+ sẽ chuyển thành NH3, đây chính là lúc khí độc NH3 gây hại lên tôm.
Hàm lượng NH3 cao làm tôm nhạy cảm đối với sự biến động của các yếu tố khác trong môi trường như nhiệt độ, oxy hòa tan. Khí độc NH3 còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, giảm khả năng kháng bệnh, cản trở quá trình lấy oxy hô hấp, từ đó đục thân, lờ đờ và chết dần. Giai đoạn đầu vụ nuôi tôm bị nhảy cảm với NH3 hơn giai đoạn sau này. Một số biểu hiện tôm nhiễm khí độc NH3 như nổi đầu, giảm ăn, size tôm giữ nguyên, nhảy khỏi mặt nước và làm tôm khó chống chọi với mầm bệnh.
Để khử khí độc NH3 trong ao nuôi tôm, bà con cần:
Hiện nay có những cách thông thường để xử lý NH3/NH4+ bà con có thể tham khảo như sau:
- Sử dụng các chất có cơ chế hấp thụ khí độc như Zeolite: NH4+ sẽ trao đổi với Na+ hay K+ trong Zeolite và được loại bỏ ra khỏi nguồn nước khi tách bùn đáy ra khỏi ao. Khi lượng NH4+ giảm thì theo cơ chế NH3 sẽ tạo thành NH4+, tiếp tục xảy ra quá trình trao đổi ion và tổng Amonia trong nước giảm đi.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh cung cấp cho ao thêm các chủng vi sinh chuyển hóa từ NH3/NH4+ → NO2- → NO3- . Mật độ vi sinh phải đủ lượng và đúng chủng để chuyển hóa thành NO3- là dạng chất không độc đối với tôm.
– Khử khí độc NO2:
Nitrit (công thức là NO2-) sẽ gây độc kể cả khi ở nồng độ thấp do NO2- kết hợp với một chất gọi là Hemocyanin trong máu tôm, gây mất khả năng vận chuyển oxy của máu, làm cho tôm không lấy được oxy và làm cho tôm bị ngạt. Lâu ngày tôm sẽ yếu dần, dễ nhiễm bệnh, lột xác không cứng vỏ, tổn thương mang, phù thũng cơ, khó về size lớn.
Khác với việc khử khí độc H2S hay NH3, khí độc NO2 xuất hiện trong ao nuôi tôm cần phải được xử lý ngay để tránh chúng gia tăng hằng ngày gây độc cho tôm và tăng tỷ lệ tôm rớt đáy nhanh chóng. Sử dụng men vi sinh để khử khí độc NO2 là một trong những giải pháp hiệu quả nhất hiện nay mà bà con nên áp dụng.
Cách kiểm tra nồng độ khí độc NO2 nhanh và rẻ nhất đó là: Sử dụng bộ test kit Sera.
Khi đo được nồng độ khí độc NO2 trong ao nuôi tôm, bà con có thể áp dụng hướng dẫn khử khí độc dưới đây:
Nồng độ NO2 đo được | Tình trạng ao tôm | Cách xử lý (áp dụng đối với 1000m3 nước) |
0,5 mg/l – dưới 1 mg/l | – Tạm chấp nhận được. – Có thể chưa nhìn thấy dấu hiệu rõ rệt tôm bị tác động bởi khí độc. |
– Sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C 3 ngày/lần để làm sạch môi trường nước. – Đo hàng ngày đảm bảo NO2 không tăng lên. Bổ sung vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 liều duy trì 3 ngày/lần. |
1 mg/l – dưới 5mg/l | – Gây hại cho ao. – Có thể tôm chưa có biểu hiện rõ rệt của nhiễm độc, chưa chết. – Có thể nhìn thấy tôm bơi lờ đờ, giảm ăn. |
– Đánh 3 nhịp vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 liên tục (1,5 chai) vào buổi tối để cung cấp xuống ao chủng chuyển hóa khí độc thành dạng không độc. – Duy trì với liều 3 đến 5 ngày/lần để kiểm soát NO2 không tăng lại. |
5mg/l – dưới 10mg/l | – Gây ngộ độc tôm. – Tôm nổi đầu, chết lai rai, sau 24 giờ không xử lý kịp sẽ chết số lượng lớn. |
– Thay nước 30-40% – Đánh 3 nhịp vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 liên tục (2 chai) vào buổi tối để cung cấp xuống ao chủng chuyển hóa khí độc thành dạng không độc. – Duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại với liều 3 đến 5 ngày sử dụng 1 lần. |
Trên 10mg/l | – Tôm đã chết nhiều, có thể nhìn thấy bằng mắt thường rõ rệt. – Chỉ sau 12 giờ tỷ lệ tôm chết là trên 50%. |
– Cấp cứu tôm ngay lập tức với vi sinh Bio-Choice Aqua giúp khử nhanh khí độc, giảm tức thì nồng độ NO2. Liều dùng Bio-Choice Aqua: dùng 200ml hòa vào nước tạt đều ao, đánh liên tục 2 nhịp vào giấc 6h-8h và 16h-18h. – Khi khí độc đã giảm, tôm qua nguy hiểm, sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 đánh xuống ao để chuyển hóa khí độc. Liều dùng Microbe-Lift AQUA N1: đánh 3 nhịp (3 chai) vào buổi tối, duy trình định kỳ 3-5 ngày 1 lần để kiểm soát. |
Thông tin về các dòng men vi sinh được sử dụng để khử khí độc:
- Microbe-Lift AQUA C: Xử lý và làm sạch nước ao nuôi tôm, chứa 13 chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh như: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus amyloliquefaciens, Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Clostridium sartagoforme…
- Microbe-Lift AQUA N1: Xử lý khí độc NH3, NO2 ao nuôi tôm, chứa 2 chủng vi sinh hoạt tính mạnh chuyên trị khí độc là: Nitrosomonas, Nitrobacter.
- Bio-Choice Aqua: Khử khí độc H2S, NH3, NO2 và giảm nhanh khi chúng ở nồng độ cao làm tôm nổi đầu, chứa: Amylase, Protease, Cellulase, Lipase, vi tảo, vi khoáng…
Cách phòng ngừa khí độc xuất hiện trong ao nuôi tôm
– Kiểm soát pH, nhiệt độ và oxy hòa tan:
3 thông số pH, nhiệt độ và oxy hòa tan không những quan trọng đối với chất lượng nước ao mà còn ảnh hưởng chính đến độc tính của khí độc H2S (DO >3ppm giúp H2S ít sản sinh). Vì vậy, theo dõi và ổn định 3 chỉ tiêu này là yếu tố then chốt trong phòng ngừa H2S.
– Bổ sung định kỳ các chủng vi sinh chuyên trị khí độc:
Sử dụng men vi sinh xử lý đáy Microbe-Lift AQUA SA định kỳ chứa các chủng Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate…giúp ngăn ngừa khí H2S sinh ra bởi lớp bùn và chất thải tích tụ đáy ao. Thường xuyên xi-phông loại bỏ bùn đáy, xác tôm chết, vỏ tôm ra khỏi ao.
Ngăn ngừa nhóm khí độc NH3/NH4 và NO2 bằng cách bổ sung 2 chủng vi sinh chuyên biệt, cụ thể là Nitrosomonas và Nitrobacter trong việc chuyển hóa và xử lý Amonia (NH3/NH4+) và Nitrit (NO2-) trong ao tôm, kiểm soát nồng độ khí độc trong ngưỡng an toàn suốt vụ nuôi.
Khi bổ sung vào trong ao 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter, lượng Amonia (NH3/NH4+) và Nitrite (NO2-) sẽ được thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ NH3/NH4+ –> NO2- –> NO3- (không độc), đảm bảo nồng độ khí độc trong ao không tăng và gây hiện tượng tôm rớt cục thịt.
Trên đây là những biện pháp khử khí độc H2S, NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Bà con có thể tham khảo và áp dụng cho ao nuôi tôm của mình. Nếu có khó khăn trong quá trình khử khí độc H2S, NH3 và NO2 khi nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, Biogency sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi test khí độc trong ao nuôi tôm