Xử lý nước thải nhiễm mặn là một vấn đề khó xử lý, luôn nhận được sự quan tâm từ các kỹ sư vận hành. Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải nhiễm mặn, tuy nhiên phương pháp sinh học luôn được đánh giá cao và được tin tưởng áp dụng bởi mang lại hiệu quả và tính an toàn, ổn định cho hệ thống xử lý nước thải. Hãy cùng Biogency tìm hiểu về phương pháp sinh học để xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả trong bài viết sau đây!
Nước thải nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân hình thành nước thải nhiễm mặn trong các HTXLNT
– Nước thải nhiễm mặn là gì?
Nước thải nhiễm mặn khi nồng độ muối hòa tan (đa phần là NaCl) có trong nước thải bị vượt quá mức cho phép (trên 300mg/l, dựa trên tiêu chuẩn được đưa ra trong Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009).
– Nguyên nhân hình thành nước thải nhiễm mặn trong các HTXLNT
Thông thường, nước thải nhiễm mặn thường xuất phát từ các nhà máy, đơn vị chế biến thực phẩm đông lạnh, thủy hải sản ở những khu vực ven biển, khu vực nước bị nhiễm mặn. Bởi nguồn nước được sử dụng để rửa nguyên liệu thô hay vệ sinh công xưởng,… đã bị nhiễm mặn từ trước.
Đồng thời, nước thải bị nhiễm mặn là do tính chất nhiễm mặn của nước thải hầu như sẽ được giữ nguyên hoặc thậm chí độ mặn này còn tăng lên sau khi đi vào hệ thống xử lý nước thải. Sở dĩ, tình trạng tăng độ mặn này xảy ra là do sự bổ sung lượng muối từ những nguyên vật liệu chế biến, chẳng hạn như hải sản đông lạnh, tươi sống,…
Áp dụng “đúng” phương pháp sinh học xử lý nước thải nhiễm mặn giúp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp
– Khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học thông thường
Không giống như các loại nước thải có độ màu cao (ví dụ như nước thải sản xuất, nước thải chế biến cà phê) hay các loại nước thải có nồng độ COD cao (ví dụ như nước thải công nghiệp sản xuất, hóa chất,…), nước thải nhiễm mặn đặc biệt rất khó xử lý bởi một số lý do như:
- Nước thải nhiễm mặn dễ dẫn đến hệ vi sinh vật bị sốc tải hay mất hoạt tính, ảnh hưởng hiệu suất xử lý
Hầu hết các chủng vi sinh vật trong môi trường có nước thải nhiễm mặn đều sẽ bị ức chế khả năng hoạt động. Đồng thời, nước thải nhiễm mặn có nồng độ muối cao sẽ tác động đến bên ngoài tế bào và gây ra hiện tượng tế bào của vi sinh vật bị mất được bởi quá trình Plasmolysis.
Ngoài ra, khi hiện tượng trên kết hợp cùng với tình trạng nồng độ muối ngoài môi trường cao hơn so với bên trong tế bào (còn được gọi là áp suất thẩm thấu) sẽ làm vi sinh vật bị mất nước nhiều hơn, từ đó dẫn đến mất đi hoạt tính.
- Hạn chế về công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn
Như đã đề cập, việc xử lý nước thải nhiễm mặn là một vấn đề gây nhiều khó khăn, thách thức cho các kỹ sư vận hành hệ thống. Khó khăn này một phần đến từ sự hạn chế về công nghệ và chi phí.
Hiện nay, vẫn chưa có một công nghệ thật sự tối ưu để giúp loại bỏ đi lượng muối có trong nước thải nhiễm mặn. Hoặc, để vận hành được cần tốn kém rất nhiều chi phí, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa thật sự đáng tin cậy bởi chưa qua kiểm chứng cụ thể.
– Giải pháp xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học ứng dụng men vi sinh Microbe-Lift mới
Hiện nay, để xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả, các phương pháp phổ biến như trao đổi ion, áp dụng công nghệ thẩm thấu ngược (RO- Reverse Osmosis) hay pha loãng nước thải đều được ứng dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý môi trường khuyên các đơn vị nên ứng dụng phương pháp sinh học để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hệ thống xử lý nước thải.
Phương pháp sinh học này được thực hiện dựa trên khả năng chịu mặn của các vi sinh vật. Việc lựa chọn các chủng vi sinh vật có khả năng hoạt động trong độ mặn nhất định được xem là một giải pháp đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo tính an toàn, ổn định.
Thế nhưng, không phải sản phẩm men vi sinh nào trên thị trường Việt Nam hiện nay cũng có khả năng chịu mặn. Dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift là một trong các sản phẩm hiếm hoi có khả năng xử lý những vấn đề trong nước thải mà vẫn có thể chịu được độ mặn lên đến 40‰ (tương đương khoảng 4%). Điển hình trong số đó là các sản phẩm men vi sinh như Microbe-Lift IND, Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift SA.
- Men vi sinh chuyên xử lý BOD, COD, TSS – Microbe-Lift IND: Đây là dòng men vi sinh có khả năng hoạt động trong cả ba môi trường hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi. Đồng thời, với khả năng hồi phục hệ vi sinh nhanh chóng (chỉ trong vòng 7 ngày) sau khi sốc tải và mang lại hiệu suất chỉ sau 3 tuần, Microbe-Lift IND là sản phẩm phù hợp dành cho các trường hợp hệ vi sinh của hệ thống bị sốc tải do nước thải nhiễm mặn.
- Men vi sinh chuyên xử lý Nitơ và Amonia – Microbe-Lift N1: Đây là dòng sản phẩm chứa hai chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter, chuyên dụng cho xử lý Nitơ và Amonia trong nước thải.
- Men vi sinh chuyên phân hủy, xử lý bùn – Microbe-Lift SA: Đây là dòng men vi sinh có khả năng phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Toluene-, Benzene-,…. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn giúp thúc đẩy quá trình phân hủy lớp bùn ở đáy hay lớp váng cứng trên mặt mặt và giúp tăng cường khả năng lắng trong hệ thống xử lý.
Được nghiên cứu và sản xuất bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ cao của nhà máy Ecological Laboratories (Hoa Kỳ), dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift đáp ứng được mọi yêu cầu, giải quyết khó khăn cho các nhà vận hành, kể cả đối với những yếu tố khó xử lý nhất trong nước thải nhiễm mặn.
BIOGENCY đang là đơn vị phân phối độc quyền men vi sinh Microbe-Lift tại Việt Nam. Để được tư vấn thêm chi tiết về xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học, cũng như các vấn đề khác trong xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ!
>>> Xem thêm: Lựa chọn đúng “men vi sinh xử lý nước thải” giúp nhà thầu môi trường gia tăng năng lực cạnh tranh