Hội chứng lỏng vỏ ở tôm đã được ghi nhận xuất hiện ngày càng nhiều trên tôm nuôi và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần qua từng năm. Các báo cáo về căn bệnh này phần lớn được xuất phát từ Ấn Độ. Bài viết dưới đây Biogency sẽ thông tin đến bà con chi tiết hơn về căn bệnh này.
Hội chứng lỏng vỏ ở tôm là gì?
Lỏng vỏ là một bệnh trên tôm sú tại Ấn Độ có tên tiếng anh là “Loose shell syndrome” viết tắt là LSS, khi bộ vỏ ngoài tạo thành một lớp bao phủ cơ bụng lỏng lẻo, với một khoảng trống ở giữa vỏ và cơ thịt (theo Alavandi et al. 2007). Tôm bị lỏng vỏ sẽ giảm lượng tiêu thụ thức ăn đáng kể, dẫn đến chất lượng thịt kém và chết liên tục ở mức độ thấp (chết lai rai). Ngoài ra, hội chứng lỏng vỏ (LSS) trên tôm sú cũng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ sống của tôm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm nuôi cuối vụ.
Triệu chứng của tôm bị nhiễm hội chứng lỏng vỏ: Tôm bơi chậm chạp, lờ đờ, cơ và vỏ mềm, nhão và ăn kém. Vỏ của tôm trở nên hư hại nghiêm trọng, có lớp keo trên bề mặt, tôm không lột xác trong khoảng thời gian dài, vi khuẩn bám trên lớp ngoài. Gan tụy xuất hiện sắc tố Melanin, đồng thời gan teo lại và nhỏ hơn so với tôm bình thường. Ruột của tôm bị bệnh chuyển thành màu sữa đục. Khoảng cách giữa cơ và vỏ tôm có thể thấy rõ ràng.
Nguyên nhân tôm bị mắc hội chứng lỏng vỏ
Nghiên cứu của Sheikh Aftab Uddin và cộng sự 2015 thực hiện ở Bangladesh cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh LSS trong tôm sú có thể liên quan đến nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio, chất lượng đất và nước kém, cũng như quản lý ao kém. Tuy nhiên không có thông tin nào xác định tác nhân chính gây bệnh LSS trên tôm sú.
Một báo cáo của các nhà khoa học Ấn Độ: 4 loài vi khuẩn đã được phân lập từ mẫu tôm bệnh là: Vibrio. harveyi, Vibrio alginolyticus, Vibrio fluvialis và Vibrio parahaemolyticus dựa trên đặc điểm hình thái và các xét nghiệm sinh hóa. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học cũng nhận thấy thiếu khoáng chất, chất lượng nước kém, thực hành quản lý kém và liên kết vi khuẩn Vibrio có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng lỏng vỏ. Xem thêm: Vibrio Alginolyticus và Vibrio Vulnificus gây bệnh trên tôm như thế nào? >>>
Từ 2 nghiên cứu trên cho thấy khả năng cao là do liên quan đến họ vi khuẩn Vibrio đi kèm với việc quản lý chất lượng đất, nước kém đã hình thành nên hội chứng lỏng vỏ (LSS) trên tôm.
Có thể điều trị tôm bị lỏng vỏ không?
Nguyên nhân chính của hội chứng lỏng vỏ trên tôm có thể do liên kết của các loại vi khuẩn Vibrio nhưng đến nay chưa có báo cáo chính thức nào công bố nguyên nhân. Vì vậy muốn phòng bệnh lỏng vỏ trên tôm, các nhà khoa học khuyến cáo biện pháp phòng bệnh chung cho vi khuẩn như: Định kỳ diệt khuẩn, đảm bảo chất lượng nước tốt, thường xuyên bổ sung khoáng, và đảm bảo dinh dưỡng cho tôm nuôi, bổ sung men vi sinh để duy trì chất lượng nước cho ao nuôi tôm.
Bổ sung men vi sinh cho ao tôm là cách giúp các quá trình sinh học trong ao diễn ra tốt hơn, chất lượng nước được đảm bảo không sinh ra khí độc NH3/NO2 hay xử lý nhớt bạt, bùn đáy tránh tích tụ khí H2S dưới đáy ao, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp tôm đủ sức đề kháng chống chọi với các dịch bệnh. Men vi sinh là chế phẩm được sử dụng nhiều trong nuôi tôm hiện nay nhất là nuôi siêu thâm canh, bà con nên lựa chọn dòng men vi sinh uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
BIOGENCY ứng dụng men vi sinh được nhập khẩu từ Mỹ với dòng Microbe-Lift do Viện Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) nghiên cứu và phát triển từ năm 1976 với 4 giải pháp xử lý cho ao tôm suốt cả mùa vụ. Bà con có thể tham khảo tại hình dưới đây. Nếu cần tư vấn trong quá trình nuôi tôm bà con liên hệ qua HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư của BIOGENCY sẽ hỗ trợ bà con nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết:
Kuzhanthaivel Raja*, A Gopalakrishnan, Rajkumar Singh and R Vijayakumar. Trung tâm nghiên cứu Khoa Khoa học biển, Trường Đại học Annamalai, Parangipettai, Tamil Nadu, Ấn Độ.
V. Alavandi. 2008: Loose shell syndrome of farmed Penaeus monodon in India is caused by a filterable agent
N. Jayabalan 2015: Studies on Induced Soft-Shell Syndrome in Penaeus indicus and P. monodon
>>> Xem thêm: Tôm rớt/tôm chết giai đoạn > 60 ngày tuổi, hiểu nguyên nhân và phòng tránh kịp thời