Hiện nay, hầu hết các nhà máy giấy tái chế đều có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên tùy thuộc vào quy trình và công nghệ sản xuất mà sẽ có sơ đồ công nghệ xử lý khác nhau. Bài viết dưới đây BIOGENCY sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế phổ biến hiện nay cũng như cách tăng hiệu suất xử lý của loại nước thải này.
Đặc trưng nước thải sản xuất giấy tái chế
Sản xuất giấy là một quá trình sử dụng khá nhiều nước nên ô nhiễm nước là mối quan tâm lớn về môi trường. Các nhà máy giấy và bột giấy thông thường tiêu thụ lượng nước lớn từ 30 – 300 m3/tấn tùy thuộc vào loại quy trình, nguyên liệu thô, các hệ thống thu hồi khác nhau và hiệu quả của chúng.
Quá trình sản xuất giấy thông thường bao gồm các hoạt động đơn vị như sứt mẻ, phân loại bằng hóa học, cơ học hoặc kết hợp cả hai quá trình, tiếp theo là sàng lọc, làm sạch, tẩy trắng, thu hồi hóa chất và sản xuất giấy.
Đặc trưng của nước thải giấy tái chế có chứa hàm lượng chất rắn và chất hữu cơ khá cao, thường hợp chất này là những chất khó phân hủy sinh học, hàm lượng COD ~ 10 000 – 40 000 mg/l, TSS ~ 1000 – 3000 mg/l, đặc biệt nước thải còn chứa lignin (dịch đen), phẩm màu, xút,…
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế
Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất giấy tái chế đều có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên tùy thuộc vào quy trình và công nghệ sản xuất mà sẽ có sơ đồ công nghệ xử lý khác nhau, điển hình là quy trình sơ đồ công nghệ:
Mô tả chi tiết quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế
Bể gom nước thải: Nước thải từ hoạt động sản xuất theo ống dẫn chảy bề bể thu gom. Bể thu gom kết hợp lược rác thô có nhiệm vụ thu gom nước thải và loại bỏ rác thô trong nước thải. Lược rác thô lắp đặt trong bể gom để tách các chất rắn có kích thước lớn trong dòng thải.
Bể điều hòa: Nước thải sau khi qua bể thu gom và lược bỏ rác thô sẽ được bơm qua bể điều hòa để điều hòa về lưu lượng và nồng độ để đảm bảo cho quá trình xử lý tiếp theo.
Bể DAF: Nước thải từ bể điều hòa được đưa sang bể DAF. Tại đây sẽ bổ sung các hóa chất trợ keo tụ, tạo bông bao gồm hóa chất PAC, hóa chất polymer hoạt tính để kết dính các hạt lại làm cho nó dễ dàng kết hợp với các bọt khí để nổi trên bề mặt nước. Bùn thải sau quá trình xử lý sẽ được đưa sang bể chứa bùn sau đó đưa đi xử lý.
Bể kỵ khí: Quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra bao gồm 04 giai đoạn: Thủy phân – Acid hóa – Acetate hóa – Methane hóa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình sinh học kỵ khí là phân hủy chất hữu cơ tạo ra CH4 + CO2 + H2 + H2S + NH3 + Tế bào mới. Tuy nhiên, do đặc tính sinh học kỵ khí không phải xử lý triệt để COD mà chỉ để giảm tải lượng cho bể sinh học hiếu khí phía sau, cho nên sinh học kỵ khí thường kết hợp với sinh học Thiếu khí/Hiếu khí (AAO/AO).
Bể sinh học hiếu khí: Trong điều kiện thổi khí liên tục, vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thải lơ lửng (bùn hoạt tính) khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải thành CO2 và nước. Sau bể bùn hoạt tính hiếu khí, nước thải tự chảy tràn sang bể lắng sinh học.
Bể lắng sinh học: Bùn hoạt tính sẽ được lắng tách khỏi nước thải và được bơm hồi lưu về bể sinh học hiếu khí, nếu bùn dư được bơm về bể nén bùn.
Bể khử trùng: Nước thải sau bể lắng sinh học sẽ tự chảy sang bể khử trùng, tại đây nước thải khử trùng qua Clo trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể khử trùng đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định.
Vấn đề thường gặp làm giảm hiệu suất xử lý, cách khắc phục
Đối với nước thải sản xuất giấy tái chế thì thành phần các chất hữu cơ như BOD,COD,TSS đóng vai trò thiết yếu, còn chỉ tiêu về Nitơ và Photpho không quá cao.
Sau quá trình vận hành thì không ít lần hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế sẽ bị giảm hiệu suất xử lý do nhiều nguyên nhân như trang thiết bị xuống cấp, điều kiện vận hành bể sinh học không đảm bảo, vi sinh bị mất hoạt tính và giảm dần.
Để khắc phục tình trạng này, BIOGENCY đã đưa giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.) giúp tăng hiệu suất bể kỵ khí và hiếu khí cho hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế.
– Đối với bể kỵ khí:
BIOGENCY lựa chọn dòng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS với quần thể vi sinh vật kỵ khí dạng lỏng có hoạt tính mạnh như: Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus,… giúp khởi động nhanh bể kỵ khí, tăng hiệu suất xử lý chất hữu cơ BOD,COD,TSS,ổn định hiệu suất hoạt động của bể kỵ khí.
– Đối với bể hiếu khí:
Để tăng hiệu suất bể hiếu khí thì dòng vi sinh Microbe-Lift IND luôn là lựa chọn hàng đầu với 13 chủng vi sinh chọn lọc có hoạt tính mạnh như: Bacilus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilus, Pseudomonas citronellolis,… giúp giảm BOD, COD, TSS, giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao, phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố….
Liều lượng sử dụng sẽ phù thuộc vào hiện trạng và thành phần chất ô nhiễm đầu vào của hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế, với tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh: Ngày 1 và 2 sử dụng từ 6 – 60 ml/m3, Ngày 3 đến 7 sử dụng từ 3 – 30 ml/m3, Ngày 8 đến 30 sử dụng từ 0,3 – 3,4 ml/m3. Duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 0.15 – 2 ml/m3,bổ sung 1 tuần/lần.
Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết về giải pháp xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế hiệu quả và tiết kiệm chi phí!
>>> Xem thêm: Tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy sản xuất giấy Hải Phương, Quảng Ngãi