Ngày nay, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có một xu hướng phát triển hướng tới sự bền vững, an toàn sinh học và sạch. Trong bối cảnh như vậy việc áp dụng chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp trở nên rất hữu ích. Hãy cùng khám phá thêm về vi khuẩn tía quang hợp thông qua bài viết dưới đây.
Vi khuẩn tía là gì?
– Vi khuẩn tía là gì?
Vi khuẩn tía (gọi đầy đủ là vi khuẩn tía quang hợp) có tên gọi khoa học là Rhodopseudomonas Palustris (viết tắt R. Palustris). Đây là nhóm vi khuẩn có khả năng trao đổi chất rất linh hoạt, có thể sử dụng đa dạng những hợp chất hữu cơ để làm nguồn Cacbon hay dùng Sulfide để làm chất cho điện tử trong quang hợp.
Đây là một loại vi khuẩn có lợi chứa hàm lượng Protein cao và các Axit Amin thiết yếu cùng Vitamin B12 hàm lượng cao, Ubiquinone và Carotenoit. Do đó, chúng có tiềm năng rất lớn để ứng dụng như một loại chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản.
Vi khuẩn tía quang hợp có 4 đặc tính nổi bật, cụ thể:
- Bản chất đa năng về mặt trao đổi chất (có thể sử dụng cả ánh sáng và các hợp chất hữu cơ để làm năng lượng);
- Hoạt động của chúng tạo ra Hydro (sản xuất nhiên liệu sinh học);
- Cố định Carbon Dioxide (CO2);
- Phân hủy các hợp chất hữu cơ trong cả 2 điều kiện là hiếu khí và kỵ khí.
– Thông tin khoa học của vi khuẩn tía
Vi khuẩn tía (hay R.Palustris) thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, có khả năng quang hợp không sinh oxy. Loại vi khuẩn này thực hiện quang hợp nhờ khuẩn lục tố trong điều kiện kỵ khí và có khả năng lấy điện tử (electron) từ hợp chất lưu huỳnh, Hydro phân tử hoặc hợp chất Cacbon đơn giản. Đồng thời, chúng còn có khả năng thích ứng mạnh với mọi môi trường sống nên có thể chịu đựng được môi trường ô nhiễm, có các chất độc tố.
Cấu trúc tế bào và đặc tính sinh lý của vi khuẩn tía giúp chúng phân bố rộng kể cả trong đất và nước. Trong tất cả vi khuẩn quang dưỡng, Rhodopseudomonas Palustris là vi khuẩn có khả năng quang dị dưỡng (dùng nguồn Cacbon là chất hữu cơ và năng lượng là ánh sáng) và quang tự dưỡng (dùng nguồn Cacbon là CO2 và năng lượng là ánh sáng).
Vi khuẩn tía tự duy trì ở 4 trạng thái trao đổi chất khác nhau bao gồm: Quang năng tự dưỡng; Quang năng dị dưỡng; Hóa năng tự dưỡng; Hóa năng dị dưỡng. Với bản chất này, chúng có thể cảm nhận được những thay đổi từ môi trường từ đó thay đổi con đường trao đổi chất của chúng và nhanh chóng thích ứng được với sự thay đổi đó. Đặc biệt, vi khuẩn này có thể tự chủ động điều chỉnh quá trình quang hợp dựa trên ánh sáng sẵn có, từ đó có khả năng phân hủy được nhiều hợp chất hữu cơ dễ dàng.
Các đặc điểm đó cũng làm cho loại vi khuẩn tía có giá trị ứng dụng trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm, kể cả nước thải hay cho nước nuôi tôm.
Tác dụng của vi khuẩn tía trong ao nuôi tôm
Vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh từ lâu đã được sử dụng trong nhiều hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó, sinh khối của nhóm vi khuẩn này lại vô cùng giàu dinh dưỡng, vì vậy có thể được sử dụng như một nguồn thức ăn cho tôm và góp phần xử lý nước ao nuôi tôm.
– Làm thức ăn cho tôm
Hiện nay, nguồn thức ăn cho tôm phổ biến là vi tảo, nấm men hay các loại thức ăn tổng hợp. Trong đó, vi tảo là nguồn thức ăn phổ biến nhất, chúng có giá trị thành phần dinh dưỡng cao, ít gây ô nhiễm nước. Tuy nhiên, các loại tảo này sản xuất sinh khối trong điều kiện nhân tạo cho năng suất không ổn định.
Trước tình hình đó các tiến sĩ tại Viện công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và sử dụng chủng vi khuẩn tía không quang hợp bổ sung vào thức ăn nuôi trồng thủy sản.
Thử nghiệm được thực hiện với chế phẩm chứa 4 chủng vi khuẩn Rhodopseudomonas sp.311, Rhodobacter Sp. NDT6, Rhodobacter Sp.86 và Rhodopseudomonas Sp.517 trong nuôi ấu trùng ngao, hàu và tu hài. Kết quả thu được từ thử nghiệm cho thấy tỷ lệ sống sót của tồm khi sử dụng thức ăn là vi khuẩn tía tương đương với sử dụng thức ăn là vi tảo.
– Xử lý nước ao nuôi tôm
Ngoài là nguồn thức ăn tươi sống cho tôm, lượng vi khuẩn tía quang hợp này còn có khả năng xử lý các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong môi trường ao nuôi.
Chế phẩm từ vi khuẩn tía được sử dụng để xử lý nước, đáy ao nuôi thủy sản, giúp giảm thiểu chất ô nhiễm trong ao, hồ, giảm ô nhiễm môi trường xung quanh và nguy cơ lây lan bệnh, mà không cần phải thay nước. Nhờ đó, giúp giảm số lần cần thay nước, góp phần tiết kiệm chi phí cho người nuôi tôm. Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước>>>
Tại các thử nghiệm ao nuôi tôm tại Thanh Hóa, Quảng Ninh, Tiền Giang và bãi ngao tại ven biển Nam Định nhóm nghiên cứu đã phân lập được các chủng có khả năng xử lý những hợp chất hữu cơ và Sulfide mạnh mẽ nhất để tạo ra được chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản.
Do vi khuẩn quang hợp có thể sử dụng một lượng lớn Nitơ Amoniac (đạm tan trong nước), điều này tránh được hiện tượng nở hoa của tảo một cách hiệu quả, ngăn chặn được sự phát triển của tảo xanh lam.
Việc duy trì một môi trường nuôi an toàn giúp loại bỏ việc sử dụng hóa chất và kháng sinh, từ đó tránh tác động tiêu cực đối với sinh thái. Tôm thành phẩm thu được từ quá trình nuôi này không chỉ có chất lượng mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu cao, đặc biệt là đối với các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, v.v.
Tóm lại, việc bổ sung vi khuẩn quang hợp cụ thể là vi khuẩn tía sẽ giúp hạn chế được phát sinh khí độc NH3, từ đó hạn chế và kiểm soát khí độc NO2. Về bản chất, chúng không phải là vi khuẩn phân giải khí độc, nhưng với các công năng như trên, vi khuẩn tía có thể giúp xử lý nền đáy, dọn sạch sẽ đáy ao và giảm thiểu tối đa sự phát sinh khí độc trong quá trình nuôi tôm.
Vi khuẩn tía mang lại nhiều lợi ích trong nuôi tôm, giúp tôm thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. BIOGENCY chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: 3 loại vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm bà con cần nắm