Tín chỉ Carbon là gì? Kiến thức cần biết

Tín chỉ Carbon là một khái niệm quan trọng trong thời điểm biến đổi khí hậu ngày càng nhanh chóng và lượng khí thải Carbon không ngừng tăng. Vậy tín chỉ Carbon là gì? Bài viết dưới đây, BIOGENCY sẽ giải thích chi tiết về tín chỉ Carbon cũng như các thông tin liên quan đến khái niệm này.

Tín chỉ Carbon là gì? Những thông tin cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon

Tín chỉ Carbon là gì?

Tín chỉ Carbon (có tên tiếng Anh là Carbon Credit) đề cập đến đơn vị đo lường và giao dịch khí thải Carbon. Tín chỉ này được dùng để đo lượng khí thải Carbon của tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia tạo ra từ hoạt động.

Đây là một loại tín chỉ có thể kinh doanh, giấy phép đại diện cho 1 tấn Carbon Dioxide (CO2) hay khối lượng của một loại khí nhà kính khác tương đương 1 tấn CO2 đã được giảm thiểu hoặc loại bỏ ra khỏi môi trường. Hiện nay, hoạt động mua bán Carbon hay mua bán phát thải khí CO2 trên thị trường đều được thực hiện dựa trên loại tín chỉ này.

Có thể hiểu đơn giản rằng, tín chỉ Carbon là một loại chứng nhận và có thể được giao dịch thương mại. Tín chỉ này cho phép các chủ sở hữu phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí tương đương với CO2.

Tín chỉ Carbon là gì? Những thông tin cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon
Tín chỉ Carbon (Carbon Credit) đề cập đến đơn vị đo lượng và giao dịch khí thải Carbon.

Những thông tin cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon

– Một số thuật ngữ cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon

Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực tín chỉ Carbon tạo một nền tảng để các quốc gia trên toàn cầu có thể hiểu và thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Dưới đây là định nghĩa của một số thuật ngữ cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon:

  • Clean Development Mechanism (CDM): Là một cơ chế của Hiệp định Kyoto cho phép thực hiện những dự án giảm phát thải khí nhà kính tại những quốc gia phát triển. Những dự án này sẽ tạo ra tín chỉ giảm phát thải với mỗi đơn vị tương đương 1 tấn CO2, chúng có thể được bán hoặc chuyển giao cho những quốc gia công nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu giảm phát thải.
    Cơ chế này được ra đời với mục đích khuyến khích hợp tác quốc tế trong giảm phát thải và phát triển bền vững tại các quốc gia đang phát triển.
  • Verified Carbon Standard (VCS): Đây là tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm định và xác thực những dự án giảm phát thải Carbon. VCS giúp đảm bảo các dự án tạo tín chỉ Carbon đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhất định về tính thực, thêm vào và có thể xác minh. Tiêu chuẩn này giúp tăng cường tính tin cậy, minh bạch trong giao dịch tín chỉ Carbon.
  • Renewable Energy Certificates (RECs): Đây là một loại chứng chỉ được phát hành khi sản xuất một lượng năng lượng tái tạo và gửi vào lưới được. Mỗi REC là một lượng năng lượng nhất định (thông thường 1 megawatt-giờ) được sản xuất từ nguồn tái tạo và có thể được sử dụng hoặc bán để tuân thủ các yêu cầu liên quan đến năng lượng tái tạo hay một phương án để bù đắp Carbon.
    Chứng chỉ ra đời với mục đích khuyến khích sử dụng và sản xuất năng lượng tái tạo, cũng như bù đắp Carbon.
  • Carbon Neutrality (Tính Carbon trung hòa): Là một trạng thái khi cá nhân, tổ chức, sự kiện hay sản phẩm giảm phát thải khí nhà kính đạt một mức mà tổng lượng phát thải còn lại bằng 0, thường là thông qua việc giảm phát thải và mua tín chỉ Carbon để bù đắp phát thải còn lại. Trạng thái này giúp đối phó với sự biến đổi của khí hậu và giảm tổng lượng khí nhà kính phát ra khí quyển.
  • Carbon Trading (Giao dịch Carbon): Là quá trình mua và bán tín chỉ Carbon giữa những tổ chức, quốc gia trên thị trường Carbon. Tín chỉ Carbon là đại diện cho quyền phát thải lượng nhà kính nhất định. Giao dịch Carbon giúp thúc đẩy giảm phát thải thông qua tạo động lực tài chính và hỗ trợ các mục tiêu liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu.

– Thị trường tín chỉ Carbon là gì?

Thị trường tín chỉ Carbon được biết đến là một hệ thống giao dịch, cho phép tổ chức mua và bán quyền phát khí thải nhà kính (cụ thể là CO2). Công ty và cá nhân có thể dùng thị trường Carbon để mua tín dụng Carbon từ những đơn vị loại bỏ hay giảm phát thải khí nhà kính để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ Carbon là gì? Những thông tin cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon
Thị trường tín chỉ Carbon cho phép mua, bán quyền phát khí thải nhà kính (cụ thể là CO2).

Thị trường Carbon là khái niệm bắt nguồn từ Nghị định Kyoto về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 1997. Theo đó, các quốc gia sở hữu tín chỉ Carbon vượt mức được mua hay bán bởi quốc gia đang phát thải nhiều hay ít hơn mục tiêu đề ra. Từ đó, phát sinh các giao dịch mua bán Carbon và thị trường Carbon hay thị trường tín chỉ Carbon được hình thành.

Với một khoản tín dụng Carbon có thể trao đổi được một tấn Carbon Dioxide hoặc một loại khí nhà kính tương đương khác được giảm thiểu. Khi khoản tín dụng Carbon được sử dụng để giảm thiểu, tránh phát thải hay cô lập, thì sẽ trở thành khoản bù đắp và không thể được mua bán nữa.

Thị trường tín chỉ Carbon được Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm quản lý, cũng như đặt ra giới hạn về lượng khí nhà kính cho phép thải ra. Chính vì vậy, doanh nghiệp được phân bổ lượng Carbon cụ thể cho phép thải ra hằng năm. Nếu vượt giới hạn thì họ cần mua tín chỉ Carbon hoặc đền bù. Nếu không vượt giới hạn thì có thể bán tín chỉ chưa được dùng.

– Lợi ích của thị trường tín chỉ Carbon

Thị trường tín chỉ Carbon mang lại nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

  • Giảm phát thải khí nhà kính: Thị trường Carbon tạo động lực kinh tế cho doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính. Thay vào đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghệ để giảm phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo. Nhờ đó, góp phần đáng kể trong giảm tác động của con người đối với biến đổi khí hậu.
  • Thúc đẩy phát triển bền vững: Thị trường Carbon mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các dự án và hoạt động giảm phát thải. Đồng thời, thị trường giúp khuyến khích hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích xã hội, môi trường và tạo thêm nguồn lực để các quốc gia đang phát triển thực hiện cam kết về khí hậu.
  • Nâng cao hiệu quả kinh tế: Thị trường phát thải Carbon khuyến khích những công ty tạo ít khí thải có thể bán tín chỉ Carbon cho các công ty sản xuất nhiều hơn, từ đó tạo động lực kinh tế về giảm khí thải CO2. Mặt khác, thị trường giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý khí thải nhà kính.
Tín chỉ Carbon là gì? Những thông tin cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon
Giảm phát thải khí nhà kính giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm tác động đối với biến đổi khí hậu.

– Các loại thị trường tín chỉ Carbon

Có 2 loại thị trường tín chỉ Carbon chính, đó là:

  • Thị trường tín chỉ Carbon bắt buộc: Là thị trường mà tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia phải tuân thủ theo luật kiểm kê, giảm lượng phát thải khí nhà kính và có quyền tham gia vào hoạt động giao dịch, chuyển giao hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Một số ví dụ cho thị trường tín chỉ Carbon bắt buộc như hệ thống giao dịch phát thải của Liên minh Châu Âu (EU ETS), Sáng kiến Khí nhà kính Khu vực (RGGI) và Sáng kiến Khí hậu Phương Tây (WCI),…
  • Thị trường tín chỉ Carbon tự nguyện: Là thị trường cho phép cơ sở phát thải bù trừ lượng phát thải không tránh khỏi bằng cách mua tín chỉ Carbon từ các dự án giảm phát thải, giúp giảm phát thải khí nhà kính dựa trên cơ sở tự nguyện.

Tín chỉ Carbon tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Chính phủ đã quy định cụ thể trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ tầng ozon, đồng thời phát triển thị trường Carbon.

Theo đó, tính đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ tập trung xây dựng quy định liên quan đến quản lý tín chỉ Carbon, hoàn đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Đồng thời, xây dựng quy chế vận hành khu vực mua bán khí thải, cũng như thực hiện các thí điểm về cơ chế mua bán, bù đắp tín chỉ Carbon tại khu vực tiềm năng, chủ trì triển khai cơ chế theo quy định pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Từ năm 2025, Việt Nam sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ phát thải. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức về thị trường Carbon. Đặc biệt, từ 2028, Việt Nam sẽ có kho tín chỉ Carbon chính thức.

Ước tính lên đến 57 triệu tín chỉ Carbon có thể bán cho những tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo giá 5 USD/tín chỉ và có thể thu về đến hàng trăm triệu USD mỗi năm. Hứa hẹn đây sẽ là một nguồn tài nguyên mới và nếu sử dụng hiệu quả sẽ tạo ra nguồn tiền lớn để tăng thu nhập cho người sản xuất rừng, góp phần lớn vào công tác bảo vệ, phát triển rừng Việt Nam.

Trên đây là những thông tin cần biết liên quan đến tín chỉ Carbon. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ sớm nhất!

>>> Xem thêm: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường