Amoniac và Amoni là những dạng khác nhau của Nitơ. Chúng tồn tại trong nước thải và có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, giữa Amoniac và Amoni vẫn có sự khác biệt. Sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Amoniac và Amoni khác nhau như thế nào?
Amoniac (NH3 hay còn gọi là Amonia) và Amoni (NH4) là các dạng khác nhau của Nitơ. Yếu tố chính quyết định tỷ lệ Amoniac so với Amoni trong nước là độ pH. Hoạt động của Amoniac cũng bị ảnh hưởng bởi cường độ ion và nhiệt độ. Điều quan trọng cần nhớ là NH3 không bị ion hóa và có thể gây hại cho các sinh vật dưới nước, trong khi Amoni được ion hóa về cơ bản là vô hại.
Hình 1. Cấu trúc hóa học của Amoniac.
– Về khả năng ion hóa
Amoniac không bị ion hóa, và có công thức NH3. Amoni bị ion hóa, và có công thức NH4+. Amoniac là dạng có thể gây độc cho các sinh vật sống dưới nước. Amoni vô hại đối với các sinh vật sống dưới nước.
– Về khả năng chịu tác động của pH và nhiệt độ
Phương trình hóa học xác định mối quan hệ giữa Amoniac và Amoni là:
NH3 + H2O <-> NH4 + + OH –
Khi pH thấp, phản ứng được điều khiển sang phải, và khi pH cao, phản ứng được chuyển sang trái.
Ở nhiệt độ thấp và pH thấp, hoạt tính của NH3 thấp và hoạt tính NH4 + cao hơn. Khi pH > 11, tất cả các ion Amoni ‐ N trong dung dịch sẽ được chuyển thành Amoniac ‐ N.
Nếu biết nhiệt độ mẫu và pH mẫu, bảng dưới đây có thể được sử dụng để xác định phần trăm Amoniac tổng ở dạng Amoniac (NH3). Phần trăm này ở dạng thập phân có thể được nhân với tổng Amoniac của mẫu để tính Amoniac dạng NH3. Sự khác biệt giữa Amoniac tổng số và Amoniac dạng NH3 có thể được sử dụng để tính toán ion Amoni (NH4+) có trong mẫu.
Hình 2. Bảng xác định phần trăm Amoniac tổng ở dạng Amoniac (NH3).
Khó khăn khi xử lý nước thải chứa Amonia / Amoniac
Những loại nước thải thường chứa Amonia cao như: Nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi heo, nước thải chế biến thủy hải sản, nước thải chế biến mủ cao su, nước thải sản xuất phân bón…
Hình 3. Nước thải lò giết mổ gia súc có chứa Amonia cao.
Vì Amonia / Amoniac có thể gây độc cho các sinh vật sinh sống dưới nước, do đó cần xử lý trước khi thải ra môi trường. Quá trình xử lý nước thải có chứa Amonia và Amoniac bị khó xử lý do rất nhiều nguyên nhân:
- Sơ đồ công nghệ không đáp ứng được tiêu chuẩn khử Amonia/ Amoniac.
- Điều kiện để chuyển hóa Amonia/ Amoniac rất khó hoàn chỉnh: DO, pH, độ kiềm, nhiệt độ,…
- Trong nước thải không chứa chủng vi sinh chuyên biệt để xử lý Nitơ.
- Quá trình chuyển hóa Amonia/ Amoniac có thể triệt để nhưng dễ bị vượt chỉ tiêu Nitơ.
Giải pháp xử lý Amonia / Amoniac bằng vi sinh Microbe-Lift N1 là giải pháp hàng đầu được lựa chọn
Vi sinh Microbe-Lift N1 là dòng sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ, là sản phẩm chuyên biệt cho quá trình xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ trong nước thải. Microbe-Lift N1 chứa nhiều ưu điểm vượt trội:
- Chứa 02 chủng đặc biệt chuyển hóa Amonia / Amoniac là Nitrosomonas và Nitrobacter.
- Sử dụng được trong thời tiết lạnh và nồng độ Amonia / Amoniac cao.
- Liều lượng sử dụng thấp.
- Tính ổn định cao.
Hình 4. Vi sinh Amonia / Amoniac Microbe-Lift N1.
Vi sinh xử lý Amonia / Amoniac Microbe-Lift N1 được cung cấp bởi giải pháp sinh học Biogency. Sản phẩm được nhập khẩu 100% từ USA, hàng chính hãng, chất lượng cao. Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như các giải pháp sinh học hiệu quả trong xử lý nước thải chứa Nitơ, hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Kiểm soát điều kiện xử lý Nitơ, Amonia đạt hiệu quả cao