Bể khử Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải sinh học

Khử Nitrat trong nước thải là một quá trình quan trọng và là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý tổng Nitơ trong hệ thống xử lý nước thải. Vậy bể khử Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải là gì? Đặc điểm như thế nào? Và làm thế nào để tăng hiệu suất cho quá trình khử Nitrat tại bể khử Nitrat?

Bể khử Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải sinh học

Bể khử Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải là loại bể gì?

Trước khi diễn ra quá trình khử Nitrat phải diễn ra qua quá trình Nitrat hóa. Quá trình Nitrat hóa thường được diễn ra tại bể sinh học hiếu khí. Quá trình này sẽ giúp chuyển hóa Amoni ( N-NH4+) thành dạng Nitrit (N-NO2-)và Nitrat (N-NO3-). Sau đó, hai sản phẩm này sẽ được xử lý tuần hoàn tại bể thiếu khí. Và quá trình khử Nitrat được diễn ra tại đây.

Bể thiếu khí hay bể Anoxic được thiết kế để thực hiện quá trình khử Nitrat, tách oxy ra khỏi Nitrit (NO2), Nitrat (NO3) dưới tác dụng của các vi khuẩn xử lý Nitrat, khí Nitơ được tách ra ở dạng khí và sẽ bay vào khí quyển. Do đó, bể thiếu khí Anoxic còn được gọi là bể khử Nitrat.

Bể Anoxic khử Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải.

Hình 1. Bể Anoxic khử Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải.

Đặc điểm của bể khử Nitrat

Bể sinh học khử Nitrat được lắp đặt thêm máy khuấy trộn hoặc Mixer nhằm đảo trộn để giữ bùn ở trạng thái lơ lửng, đồng thời tạo sự tiếp xúc giữa vi sinh và nguồn thức ăn.

Tại bể khử Nitrat tuyệt đối không được cung cấp oxy vì oxy có thể ảnh hưởng đến hiệu suất khử Nitrat.

Trong bể khử Nitrat không được cung cấp oxy vì sẽ làm giảm hiệu quả xử lý Nitrat.

Hình 2. Trong bể khử Nitrat không được cung cấp oxy vì sẽ làm giảm hiệu quả xử lý Nitrat.

Bể này thông thường sẽ sử dụng bơm định lượng để bổ sung thêm dinh dưỡng Methanol hoặc mật rỉ đường vào bể nhằm bổ sung thêm nguồn Cacbon, nâng cao hiệu quả xử lý Nitơ trong nguồn thải. Nước sau khi qua bể sinh học thiếu khí được dẫn vào bể sinh học hiếu khí.

Tổng quá trình khử Nitrat diễn ra tại bể khử Nitrat:

NO3 + 1,08CH3OH + H+🡪 0,065C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

Có thể tăng hiệu suất cho bể khử Nitrat bằng cách nào?

Quá trình khử Nitrat là quá trình chuyển hóa N-NO3- thành khí Nitơ tự do N2. Đây là giai đoạn cuối cùng để giảm tổng Nitơ trong nước thải. Để quá trình khử Nitrat diễn ra tối ưu thì cần kiểm soát một số điều kiện trong quá trình vận hành:

  • Oxy hòa tan (DO) trong bể thiếu khí duy trì dưới 0.5 mg/l, trong điều kiện thiếu oxy thì NO3 đóng vai trò là chất cho oxy để phân hủy các chất hữu cơ.
  • pH duy trì 7.0 – 8.5.
  • Nguồn Carbon: Vi khuẩn khử Nitrat cần nguồn Carbon hữu cơ, thông thường nếu như nguồn Carbon đầu vào không đủ thì cần bổ sung thêm các nguồn Carbon khác như: Methanol (CH3OH), Axit acetic (CH3COOH), mật rỉ đường (C6H12NaO3S) theo tỷ lệ C:N:P = 100:5:1.
  • Thời gian lưu của bể khử Nitrat phải đủ lớn (tỷ lệ tuần hoàn Nitrat khoảng 150 – 300%).

Ngoài yếu tố về vận hành để tăng hiệu suất xử lý Nitrat thì việc bổ sung thêm men vi sinh chứa nhóm vi khuẩn tham gia vào quá trình khử Nitrat là vô cùng quan trọng. Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các vi khuẩn dị dưỡng chuyên khử Nitrat nhanh hơn gấp 17 lần so với các vi khuẩn bản địa như Pseudomonas citronellolis, Bacillus licheniformis, Wolinella succinogenes.

Vi sinh Microbe-Lift IND tăng cường quá trình khử Nitrat.

Hình 3. Vi sinh Microbe-Lift IND tăng cường quá trình khử Nitrat.

Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp giúp xử lý Nitrat trong bể sinh học khử Nitrat (bể thiếu khí) đạt hiệu quả cao, hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Cải tạo bể Anoxic như thế nào để xử lý Nitơ, Photpho đạt chuẩn Cột B?