Bể lắng sinh học là một loại bể không thể vắng mặt trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học hiện nay. Vậy bể lắng sinh học là gì? Nó có đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Bể lắng sinh học là gì? 5 giai đoạn trong quá trình lắng sinh học
Là một trong công trình không thể thiếu trong cụm hệ thống bể cho một hệ thống xử lý nước thải. Bể lắng sinh học có nhiệm vụ trong việc lưu nước thải trong một thời gian nhất định. Nhờ trọng lực của Trái Đất mà trong thời gian nước lưu tại bể mà các chất lơ lửng (bùn) có thể lắng xuống đáy bể. Hay nói một cách khác, bể lắng là một phương pháp cơ học giúp tách chất thải rắn có khả năng lắng trong nước thải.
Hình 1. Bể lắng sinh học sẽ giúp lọc các chất cặn bã trong nước thải.
Quá trình lắng sinh học tại bể lắng sinh học được áp dụng phổ biến hiện nay thường bao gồm 6 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Lắng cát.
- Giai đoạn 2: Loại bỏ cặn hữu cơ trong lắng đợt 1.
- Giai đoạn 3: Loại bỏ cặn sinh học ở bể lắng 2.
- Giai đoạn 4: Tiến hành loại bỏ các bông cặn hóa học.
- Giai đoạn 5: Lắng nén, bùn sẽ được nén trọng lực nhằm giảm độ ẩm bùn.
>>> Xem thêm: Xử lý sự cố bùn không lắng trong bể sinh học hiếu khí
Đặc điểm và phân loại bể lắng
– Đặc điểm của bể lắng
Về cơ bản, đặc điểm của bể lắng sinh học sẽ bao gồm phần tĩnh và phần động:
- Phần tĩnh: Bao gồm các chi tiết không chuyển động. Cụ thể là thân bể được làm bằng bê tông cốt thép, các đường ống nhập và tháo liệu, tấm chảy tràn…
- Phần động: Bao gồm các chi tiết chuyển động trong quá trình hoạt động của bể bao gồm cánh gạt, ống khí…
– Phân loại bể lắng
Bể lắng sinh học cũng có nhiều loại, mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác biệt nhất định. Được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến là: Bể lắng ngang, bể lắng sinh học đứng và bể lắng ly tâm.
- Bể lắng ngang: Thường được thiết kế hình chữ nhật với từ 2 ngăn trở lên, tuỳ vào quy mô của bể và hoạt động cùng thời với nhau. Bể lắng ngang hoạt động theo cơ chế là nước chảy từ đầu này sang đầu kia của bể.
Hình 2. Sơ đồ thiết kế của bể lắng ngang.
- Bể lắng đứng: Đúng như tên gọi của nó, loại bể này được thiết kế dạng đứng với thiết kế hình trụ và đáy tròn. Bể lắng sinh học đứng hoạt động với nguyên lý nước chảy từ trên cao xuống. Nước sẽ chảy vào các rãnh được thiết kế từ hệ thống theo ống trung tâm. Quá trình lắng đọng tại bể diễn ra với vận tốc nước khoảng 0.5 – 0.6m/s.
Hình 3. Sơ đồ thiết kế của bể lắng đứng.
- Bể lắng ly tâm: Bể lắng ly tâm thường được sử dụng trong hệ thống xử lý tại các cơ sở có lưu lượng nước thải lớn, khoảng 20.000 m3/ngày. Nguyên tắc hoạt động của bể ly tâm chính là sự chuyển động của nước từ tâm của bể ra sát vành đai. Từ đó vận tốc của nước sẽ giảm dần từ trong ra ngoài, vận tốc lớn nhất tại tâm bể. Bể lắng ly tâm theo tính toán sẽ có hiệu quả lắng khoảng 60%.
Hình 4. Thiết kế của bể lắng ly tâm.
Bể lắng sinh học được ứng dụng như thế nào?
Như đã trình bày ở phần trên, bể lắng là một phương pháp cơ học giúp tách chất thải rắn có khả năng lắng trong nước thải. Quá trình lắng này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Lưu lượng nước thải vào hệ thống.
- Thời gian lắng.
- Khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng.
- Vận tốc nước chảy trong bể.
- Nhiệt độ của nước thải.
- Kích thước bể lắng.
Tuỳ thuộc vào tính chất, kích thước và mật độ của các hạt (chất thải rắn trong nước) sẽ có 4 loại quy trình lắng cặn với 4 ứng dụng như sau:
Loại quy trình lắng | Mô tả chi tiết | Ứng dụng trong xử lý nước thải |
Lắng từng hạt riêng lẻ | Diễn ra với nước thải có chứa hàm lượng thấp các chất rắn lơ lửng. Các hạt rắn lơ lửng sẽ được lắng riêng lẻ và không có phản ứng đáng kể với các hạt rắn lân cận | Loại bỏ đá, cát trong nước thải |
Tạo bông cặn | Là quá trình các hạt rắn lơ lửng liên kết lại với nhau là tạo thành các bông cặn, tăng trọng lượng của chúng. Nhờ đó lắng xuống nhanh hơn. | Loại bỏ một phần SS ở nước thải chưa xử lý và nước thải sau quá trình xử lý sinh học |
Lắng tập thể | Lực tương tác giữa các hạt đủ lớn để ngăn cản các hạt bên cạnh. Mặt phân cách giữa chất lỏng và chất rắn xuất hiện ở phía trên khối lắng | Xảy ra ở bể lắng thứ cấp đặt sau bể lắng sinh học |
Lắng nén | Diễn ra khi hàm lượng chất các hạt đủ để tạo nên một cấu trúc nào đó và các hạt này phải được đưa liên tục vào cấu trúc đó | Diễn ra ở đáy các bể lắng thứ cấp và trong các thiết bị cô bùn |
Ưu điểm của bể lắng sinh học
Tại sao người ta lại sử dụng bể lắng sinh học trong quá trình xử lý nước thải? Đó chính là vì những ưu điểm mà nó mang lại. Một số ưu điểm của bể lắng sinh học có thể kể đến như sau:
- Các cặn bẩn, rác thải có trong nước thải sẽ được loại bỏ một cách đơn giản nhờ các vách ngăn và lớp lọc của bể lắng sinh học. Các chất hữu cơ được giữ lại để đảm bảo được môi trường phát triển và duy trì cho các loại vi sinh vật có lợi trong nước một cách hiệu quả.
- Quy trình vận hành bể lắng sinh học rất đơn giản, thuận tiện. Điều này giúp đảm bảo được năng suất, hiệu quả công việc tăng, chi phí của đơn vị được giảm một khoảng đáng kể nhờ việc tiết kiệm được diện tích lắp đặt bể.
- Thời gian lọc, vận tốc chảy của dòng nước trong bể có thể linh hoạt điều chỉnh, rất thuận tiện cho người vận hành.
- Hỗ trợ quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn, thời gian lọc nước được rút ngắn, giảm việc trông coi bể. Cửa thông gió của bể giúp tiết kiệm năng lượng, không khí được cấp trong hầu hết thời gian lọc, tạo sự lưu thông tự nhiên.
Vậy là qua bài viết này chúng ta đã hiểu hơn về bể lắng sinh học. Biogency mong rằng những kiến thức này hữu ích với quý bạn đọc.
Để xử lý nước thải hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp liên tục giữa các bể với sự tham gia của các chủng vi sinh vật. Chính vì thế, nếu hệ thống xử lý của bạn đang có bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua số HOTLINE 0909 538 514. Là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp sinh học để xử lý nước thải ngành môi trường, chúng tôi sẽ hỗ trợ đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất cho hệ thống của bạn.
>>> Xem thêm: Vì sao bùn nổi trên bể lắng? Cách khắc phục