Bể lọc sinh học là gì? Ưu nhược điểm bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học được dùng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải của nhiều doanh nghiệp, nhà máy. Vậy cụ thể bể lọc sinh học là gì? Sử dụng bể lọc sinh học có những ưu và nhược điểm ra sao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bể lọc sinh học là gì? Ưu nhược điểm bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học là gì?

– Bể lọc sinh học là gì?

Bể lọc sinh học là một dạng bể lọc được xây dựng trong hệ thống xử lý nước thải bằng cách ứng dụng quá trình sinh học của vi sinh vật. Cấu tạo của bể lọc sinh học gồm nhiều lớp vật liệu lọc rắn, bao quanh các lớp đó là đa dạng các chủng vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tại bề mặt vật liệu lọc. Những vi sinh vật này đã trải qua quá trình sinh khối và sử dụng những cơ chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng.

Bể lọc sinh học là gì? Ưu nhược điểm bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu lọc và ứng dụng quá trình sinh học của vi sinh vật để xử lý nước thải.

– Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học

Cụ thể, nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học được mô tả như sau:

  • Nước thải được xử lý sơ bộ tại nhà máy và bơm vào bể lọc sinh học.
  • Nước thải đi qua các lớp vật liệu lọc, trên bề mặt vật liệu có hệ vi sinh vật đang phát triển sẽ tiếp xúc với nước thải.
  • Các vi sinh vật tiến hành phân hủy những chất hữu cơ, chất ô nhiễm có trong nước thải thành những chất vô cơ.
  • Màng sinh học sau một thời gian sẽ bị tách ra khỏi vật liệu lọc và đưa ra ngoài hệ thống. Những màng sinh học mới bắt đầu được hình thành để thay thế.
  • Nước thải sau khi đã được xử lý sẽ được thu gom đến bể lắng, cũng như tiếp tục các giai đoạn xử lý sau đó.

– Các loại bể lọc sinh học

Nhằm đáp ứng cho đa dạng nhu cầu và quy mô của các hệ thống xử lý nước thải, có 4 loại bể lọc sinh học thông dụng được sử dụng phổ biến với các đặc điểm nổi bật khác nhau. Điển hình có thể kể đến như

  • Bể lọc sinh học nhỏ giọt: Được sử dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải có công suất nhỏ. Trong đó gồm 5 loại bể lọc sinh học nhỏ giọt thường dùng là: Bể lọc vận tốc chậm, bể lọc vận tốc trung bình và nhanh, bể lọc thô, bể lọc cao tốc và bể lọc 2 pha. Xem chi tiết: Bể lọc sinh học nhỏ giọt và vai trò trong HTXLNT>>>
  • Bể lọc sinh học có lớp vật liệu không ngập trong nước: Có cấu tạo đơn giản, dễ thi công, chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, cần sử dụng nhiều năng lượng trong quá trình vận hành do phải dùng bơm cưỡng bức, đồng thời lượng nước thu hồi cũng giảm do tải lượng bị tổn thất.
  • Bể lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước: Chi phí để vận hành và bảo dưỡng loại bể này tương đối thấp. Tuy nhiên, bể này nhạy cảm với nhiệt độ, dễ sinh mùi, khó khăn trong quá trình thông khí và bùn dư không được ổn định.
  • Bể lọc sinh học cao tải: Tương tự như bể lọc sinh học nhỏ giọt nhưng có chiều cao và tải trọng tưới nước lớn hơn.
Bể lọc sinh học là gì? Ưu nhược điểm bể lọc sinh học
Tùy theo nhu cầu và quy mô hệ thống mà sẽ lựa chọn loại bể lọc sinh học phù hợp.

Ưu, nhược điểm bể lọc sinh học

– Ưu điểm bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học được sử dụng phổ biến trong hệ thống xử lý nước thải nhờ vào các ưu điểm sau:

  • Giúp thúc đẩy quá trình oxy hóa, từ đó rút ngắn thời gian xử lý nước thải.
  • Dạng bể này cho phép người vận hành điều chỉnh thời gian lưu nước và tốc độ dòng chảy đi qua bể.
  • Cấu tạo của bể đơn giản, diện tích nhỏ, dễ vận hành và không đòi hỏi quá nhiều chi phí đầu tư.
  • Hiệu suất xử lý nước thải cao, lượng bùn thải ít hơn so với những phương pháp xử lý khác.

– Nhược điểm bể lọc sinh học

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng bể lọc sinh học vẫn có một số nhược điểm nhất định. Trước khi lựa chọn đầu tư, người vận hành cần hiểu rõ những điểm yếu của phương pháp này, chẳng hạn như:

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng bể lọc sinh học

  • Nước thải trước khi được đưa đến bể lọc sinh học cần được xử lý sơ bộ nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn tại các khe trong vật liệu lọc.
  • Để đảm bảo vi sinh vật phát triển ổn định, cần phải cung cấp nguồn dinh dưỡng từ các nguyên liệu lọc như bùn, đất, Polystyrene hay Cacbon đã được hoạt hóa.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin, đặc điểm, nguyên lý hoạt động cũng như các ưu, nhược điểm của bể lọc sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề gì về bể lọc sinh học trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

>>> Xem thêm: Bể lắng sinh học. Đặc điểm & Ứng dụng của bể lắng trong xử lý nước thải