Bể tuyển nổi DAF là một trong những loại bể cần thiết trong nhiều hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là những loại nước thải có chứa hàm lượng ô nhiễm cao và sau quá trình kẹo tụ tạo bông vẫn còn tình trạng bùn nổi. Một số loại nước thải thường áp dụng bể tuyển nổi trong quá trình xử lý nước thải hư: Hóa chất, giấy, y tế… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bể tuyển nổi DAF và các yếu tố cần quan tâm khi vận hành bể qua bài viết dưới đây.
Bể tuyển nổi DAF là gì?
Bể tuyển nổi hay là bể DAF (Dissolved Air Flotation) một cụm thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan trong nước thải dựa trên thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau.
Hình 1. Hình ảnh bể tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải.
Đặc điểm và nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi
– Đặc điểm của bể tuyển nổi:
Bể tuyển nổi DAF thường được đặt ở vị trí đầu nguồn tiếp nhận nước thải, trước hệ thống sinh học. Với chức năng là loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước nhỏ chui lọt qua lưới lọc rác hay song chắn rác sơ bộ, từ đó giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý sinh học phía sau.
Ngoài ra, một số trường hợp bể tuyển nổi cũng được lắp ở cuối hệ thống xử lý với mục đích là làm trong nước.
– Nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi:
Bể tuyển nổi hoạt động dựa trên nhiều giai đoạn kết hợp:
Ở giai đoạn ban đầu, nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Sau đó là quá trình hòa tan không khí vào nước: Không khí được cấp vào bồn khí tan bằng máy nén khí, tại đây nước và không khí được hòa trộn.
Tiếp theo nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nổi. Qua một van giảm áp suất, áp suất được giảm đột ngột về áp suất khí quyển. Trong bể, các bong bóng khí li ti với kích thước Micromet được hình thành.
Các bong bóng này dựa trên thuyết hấp dẫn tạo một lực hút với các phân tử rắn đang lơ lửng trong nước thải. Chúng hút các phân tử nước lại, dính bám lại thành các phân tử có kích thước lớn hơn (từng mảng lớn), dưới tác dụng đẩy lên bề mặt của không khí tạo thành một lớp bùn trên bề mặt và được loại bỏ bằng dàn cào ván bùn trên bề mặt. Các chất rắn nặng hơn thì lắng xuống đáy bể, được cào gom lại và hút ra ngoài bằng bơm hút bùn đưa về khu xử lý bùn.
Hình 2. Sơ đồ hoạt động của bể tuyển nổi.
Yếu tố nào cần quan tâm khi vận hành bể tuyển nổi DAF?
Hệ thống bể tuyển nổi là một hệ thống gồm nhiều thiết bị phức tạp và hiện đại kết hợp hoạt động cùng nhau. Vậy nên, điều kiện cần thiết là phải đòi hỏi người kỹ thuật vận hành bể phải nắm chắc các kiến thức, các quy trình và các nguyên lý hoạt động của máy móc để vận hành ổn đinh hệ thống một cách hiệu quả nhất.
Cấu tạo bể rất phức tạp, đặc biệt là áp suất. Kiểm soát áp suất rất khó khăn đòi hỏi phải có kinh nghiệm vận hành.
Ngoài ra, chi phí thiết bị cũng như chi phí vận hành, bảo dưỡng rất cao cũng là một trong những yếu tố quan tâm về bể tuyển nổi cho nhà đầu tư.
Để tăng hiệu suất vận hành cho bể tuyển nổi, quá trình tuyển nổi có thể kết hợp hóa chất keo tụ như Polyme để tăng hiệu suất xử lý, đem lại hiệu quả cao hơn.
Với những thông tin mà Biogency đã chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình vận hành bể tuyển nổi DAF. Ngoài ra, để được tư vấn về các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Xử lý sự cố bùn không lắng trong bể sinh học hiếu khí