Bệnh AHPND trên tôm, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh AHPND là một căn bệnh gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế của bà con nuôi tôm khi gặp phải. Để điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh AHPND trên tôm, giúp bà con có một mùa vụ thành công, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh AHPND trên tôm, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh AHPND trên tôm

Bệnh AHPND hay có một cái tên thường gọi là bệnh gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease).

Bên trái: Tôm bình thường, Bên phải: Tôm nhiễm bệnh gan tụy cấp tính AHPND.

Hình 1. Bên trái: Tôm bình thường, Bên phải: Tôm nhiễm bệnh gan tụy cấp tính AHPND.

Bệnh AHPND trên tôm hình thành do sự tấn công của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus (VpAHPND). Vi khuẩn này có chứa 1 Plasmid (pVA1) khoảng 70 kbp với các gen mã hóa của độc tố PirAvp và PirBvp. Trước khi xác định được tác nhân gây bệnh, bệnh AHPND còn được gọi với tên là AHPNS (Hội chứng gan tụy cấp – Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome).

Vi khuẩn VpAHPND sẽ tấn công chủ yếu vào gan tụy (tuyến tiêu hoá) của tôm. Đầu tiên nó sẽ đi vào dạ dày và tạo ra độc tố có tên là PirABvp. Tiếp theo chúng sẽ tiếp tục di chuyển đến gan tụy và sản sinh độc tố PirBvp, gây bong tróc các tế bào biểu mô gan tụy. Sự hình thành của 2 loại độc tố này gây tổn thương và bong tróc các tế bào gan tụy. Điều này làm tôm bị rối loạn hàng loạt các chức năng trong cơ thể.

Yếu tố cần đặc biệt chú ý chính là các chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus độc lực và không độc lực đều kháng nhiều loại kháng sinh, có thể khiến cho việc sử dụng kháng sinh không đạt hiệu quả như mong muốn.

(a) Ảnh chụp gan tụy từ tôm khỏe mạnh và tôm bị nhiễm AHPND tự nhiên (mũi tên). (b) Gan tụy không có màng ngoài, teo nhỏ và có màu trắng (mũi tên).

Hình 2. (a) Ảnh chụp gan tụy từ tôm khỏe mạnh và tôm bị nhiễm AHPND tự nhiên (mũi tên). (b) Gan tụy không có màng ngoài, teo nhỏ và có màu trắng (mũi tên).

Biểu hiện của bệnh AHPND trên tôm

Bệnh gan tụy cấp tính AHPND trên tôm có thể khiến tôm chết hàng loạt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của người nuôi tôm. Vì vậy bà con cần chú ý quan sát tôm để nhanh chóng nhận ra các biểu hiện bệnh, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.

Khi tôm bị nhiễm bệnh  AHPND tôm sẽ có các biểu hiện như:

  • Vỏ tôm trở nên mềm và tôm bơi lờ đờ.
  • Tôm giảm sức ăn, chậm lớn.
  • Quan sát đường tiêu hoá trên lưng tôm trống rỗng hoặc bị đứt đoạn.
  • Quan sát phần gan tụy thấy nhợt nhạt. Lúc này gan tụy sẽ có màu từ nhạt đến trắng, có thể bị teo gan, giảm kích thước gan hơn 50%.
  • Dạ dày không có thức ăn.
  • Ở giai đoạn cuối của bệnh, tôm có thể xuất hiện các vết hoặc đốm đen do lắng đọng Melanin từ hoạt động của tế bào máu xuất hiện trong gan tụy. Khi đó tỷ lệ chết có thể lên đến trên 40%, thậm chí là chết hàng loạt đến 100%.

Hình ảnh so sánh phần gan tôm bình thường và tôm bị nhiễm bệnh AHPND.

Hình 3. Hình ảnh so sánh phần gan tôm bình thường và tôm bị nhiễm bệnh AHPND.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh AHPND trên tôm

Để phòng ngừa và điều trị bệnh AHPND trên tôm, bà con có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Quản lý trang trại

Bà con cần giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn VpAHPND ngay từ giai đoạn đầu chọn tôm giống. Tôm giống cần phải đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, có kháng thể tốt, nơi cung cấp uy tín.

Ao tôm cũng cần được phải làm sạch kỹ lưỡng bằng cách khử trùng, loại bỏ bùn, phơi khô và bón vôi trước khi thả giống. Việc diệt khuẩn kỹ lưỡng này sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn VpAHPND khi chúng thường được tìm thấy dưới dạng màng sinh học hoặc tồn tại dưới dạng vi khuẩn sống tự do trong ao nuôi.

Lượng thức ăn cho tôm ăn cần được quản lý chặt và phù hợp với mật độ tôm nuôi. Nhờ đó thức ăn trong ao sẽ không bị dư thừa, dẫn đến lượng hữu cơ trong ao cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn VpAHPND phát triển. Mật độ nuôi cùng cần tối ưu để hạn chế tình trạng stress cho tôm, vì stress sẽ làm tôm giảm hệ miễn dịch.

– Sử dụng thực khuẩn thể (Bacteriophages)

Liệu pháp sử dụng thực khuẩn thể (Bateriophages), được gọi với tên ngắn gọn là liệu pháp phage. Là một trong những liệu pháp đã được chứng minh là hiệu quả trong việc kiểm soát các bệnh do Vibrio trên tôm. Và trong đó cho thấy có tiềm năng kiểm soát bệnh AHPND. Thực khuẩn thể này là loại vi rút có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Ưu điểm của liệu pháp này là chúng có khả năng tự tái tạo, chỉ tác động vào vi khuẩn mục tiêu. Chi phí sử dụng tương đối rẻ và dễ áp dụng trên ao nuôi (qua thức ăn hoặc thả trực tiếp vào nước).

–  Sử dụng Probiotic

Sử dụng Probiotic là sử dụng các chế phẩm sinh học (men vi sinh) chứa các chủng vi khuẩn có lợi đối kháng với V. parahaemolyticus. Đây là một phương pháp hữu ích thay thế cho kháng sinh và hiện đang là xu hướng trong kiểm soát bệnh AHPND. Các Probiotic được sử dụng trong nuôi tôm hầu hết thuộc nhóm: Bacillus, Lactobacillus, Enterococcus, Saccharomyces… 

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, chủng Bacillus là nhóm vi khuẩn được sử dụng phổ biến nhất. Chúng có đặc tính cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh và sản sinh ra chất kháng khuẩn (Bacteriocins). Đặc biệt là Bacillus licheniformis, với nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng đối kháng với V. parahaemolyticus gây AHPND bằng phương pháp khuếch tán đĩa với đường kính vòng kháng khuẩn là 15 mm.

Bà con có thể sử dụng bổ sung men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để gây màu nước và bổ sung chủng Bacillus. Microbe-Lift AQUA C là sản phẩm chứa tổ hợp 13 chủng vi sinh chọn lọc, được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Sản phẩm hỗ trợ hiệu quả trong việc tạo môi trường nước lý tưởng cho tôm và giảm nguy cơ hình thành các vi khuẩn gây bệnh gan tụy cấp tính (bệnh AHPND trên tôm).

  • Bacillus amyloliquefaciens
  • Bacillus licheniformis
  • Bacillus subtilis
  • Clostridium butyricum
  • Methanomethylovorans hollandica
  • Pseudomonas citronellolis
  • Wolinella succinogenes
  • Clostridium sartagoforme
  • Desulfovibrio vulgaris
  • Desulfovibrio aminophilus
  • Geobacter lovleyi
  • Methanosarcina barkeri
  • Rhodopseudomonas palustris

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C cung cấp chủng vi khuẩn Bacillus giúp phòng ngừa và điều trị bệnh AHPND trên tôm hiệu quả.

Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C cung cấp chủng vi khuẩn Bacillus giúp phòng ngừa và điều trị bệnh AHPND trên tôm hiệu quả.

– Nuôi tôm kết hợp với cá rô phi

Đây là một phương án khá phổ biến được các bà con ở nước ta áp dụng. Bà con có thể thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi với tôm. Điều này sẽ giúp tăng khả năng chống lại dịch bệnh và giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước.

Khả năng cạnh tranh thức ăn giữa 2 loài khi được nuôi chung sẽ tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa và chất thải hữu cơ trong ao nuôi. Từ đó mà giúp môi trường nước ao nuôi cũng ổn định hơn và giúp hỗ trợ tăng năng suất, ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh. Đồng thời sẽ giúp hạn chế bệnh AHPND trên tôm (bệnh gan tụy cấp tính). Cá rô phi sẽ ăn những con tôm chết, có mang mầm bệnh và ngăn lây lan mầm bệnh đến những con tôm khác, giảm tỉ lệ tôm chết.

Hình thức nuôi tôm kết hợp với cá rô phi này vừa giúp bà con tiết kiệm chi phí, vừa giúp tăng thu nhập cho bà con.
Tổng kết lại, đối với bệnh AHPND trên tôm (bệnh gan tụy cấp tính) bà con nên tập trung các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu một cách tổng thể. Bao gồm: An toàn sinh học, chất lượng tôm giống, đa dạng hệ vi sinh trong cả ruột và ao tôm và quản lý môi trường nuôi tốt. Bởi một khi bùng phát bệnh thì quá trình xử lý sẽ khá khó khăn và tốn kém.

Mong rằng với bài viết này có thể giúp bà con nắm được các kiến thức cần thiết về  bệnh AHPND trên tôm (bệnh gan tụy cấp tính). Nếu bà con gặp khó khăn trong quá trình nuôi tôm, xử lý môi trường nước ao nuôi, bà con có thể liên hệ ngay tới Biogency với số HOTLINE: 0909 538 514. Biogency là đơn vị cung cấp giải pháp sinh học cho ao nuôi tôm hàng đầu Việt Nam, với các kỹ sư chuyên môn cao, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ với mùa vụ của bà con.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ. Làm thế nào để tôm lột vỏ thuận lợi?