Bệnh do ngoại ký sinh trùng Zoothamnium và Bệnh giun tròn ở tôm

Phòng trị bệnh cho tôm là điều mà bà con nào cũng quan tâm. Bệnh do ngoại ký sinh trùng Zoothamnium hay bệnh giun tròn là hai trong nhiều loại bệnh thường gặp ở tôm mà bà con nên chú ý. Kiến thức về bệnh mà Biogency cung cấp qua bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp ích cho bà con nuôi tôm đạt chất lượng.

ký sinh trùng

Bệnh do ngoại ký sinh trùng Zoothamnium

– Tác nhân gây bệnh

Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta, Vorticella là ký sinh trùng đơn bào dạng hình loa kèn, chúng có thể sống đơn lẻ hoặc hình thành tập đoàn, kích thước tế bào nhỏ, khoảng từ 60 – 100 μm.

– Dấu hiệu bệnh lý

  • Tôm yếu, hoạt động khó khăn.
  • Trên vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy.
  • Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh virus.

Tôm bị bệnh sinh vật bám phủ đầy toàn thân

Tôm bị bệnh sinh vật bám phủ đầy toàn thân

Hình 1. A,B- Epistylis và Zoothamnium ký sinh trên phần phụ của tôm (mẫu tươi); C-FEpistylis và Zoothamnium ký sinh trên mang của tôm (mẫu mô học); G-I- Tôm bị bệnh sinh vật bám phủ đầy toàn thân.

– Phân bố và lan truyền bệnh

Gặp ở các giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh.

– Phòng và trị bệnh

  • Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước.
  • Phun một số hoá chất: Formalin vào bể, ao ương.

Bệnh giun tròn ở tôm

– Tác nhân gây bệnh

Ấu trùng của giun tròn Ascarophis sp thuộc họ Rhabdochonidae, bộ Spirudidea. Kích thước của ấu trùng rất nhỏ, chiều dài 0,3 -0,4mm (hình 1A,B). Kích thước bào nang 01 x 0,2mm.

ký sinh trong mang tôm

Hình 2. A,B- ấu trùng giun tròn Ascarophis sp ký sinh trong mang tôm ở Quảng Nam (mẫu thu 7/2002); C- bào nang ấu trùng giun tròn trong mang tôm (mẫu cắt mô học của tôm nuôi ở Nghệ An- 2002).

– Dấu hiệu bệnh lý

Ấu trùng giun tròn ký sinh ở mang tôm, phá hoại tơ mang làm cho tôm ngạt thở, ngoài ra chúng còn ký sinh trong ruột tịt phía trước của tôm. Giun tròn không làm cho tôm chết, những ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.

– Phân bố và lan truyền bệnh

Kiểm tra một ao nuôi tôm ở Quảng Nam (7/2002), tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun tròn 100%, cường độ rất nhiều ấu trùng trong mang tôm. Tôm nuôi trong ao chậm lớn, cơ thể chuyển màu đen xám, đồng thời có nhiều sinh vật bám trên vỏ, mang và phần phụ. Có thể giun tròn là một trong những nguyên nhân làm cho yếu, chậm phát triển.

Theo Paruchin (1976) cho biết giun tròn Ascarophis sp trưởng thành ký sinh trong ruột một số loài cá biển (như cá ép- Echeneis naucrates) ở biển Nam Trung Hoa và Vịnh Bắc Bộ.

Trứng giun tròn thải ra biển và xâm nhập vào tôm phát triển thành ấu trùng ký sinh ở vật chủ trung gian thứ nhất là tôm. Cá ăn tôm nhiễm ấu trùng giun tròn sẽ khép kín vòng đời của chúng. Ấu trùng giun tròn Ascarophis sp cũng đã tìm thấy ở tôm ven biển Bắc và Nam Mỹ (Susan Bower, 1996)

– Phòng trị bệnh

Để phòng trị bệnh giun tròn ở tôm bà con nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. và chú ý lấy nước vào ao nuôi tôm phải qua ao lắng lọc đã xử lý.

—–

Phòng bệnh cho tôm được xem là phương pháp hiệu quả nhất để hạn chế việc tôm bị nhiễm ký sinh trùng, bị bệnh giun tròn hay bất cứ bệnh nào khác. Tôm khỏe thì khả năng phát triển mới tốt. Để được tư vấn thêm về các giải pháp nuôi tôm khỏe và hiệu quả, bà con hãy liên hệ đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis