Thấy bùn trong bể kỵ khí bị chết, cần làm gì?

Sau thời gian dài hoạt động, bể kỵ khí mất dần khả năng xử lý chất ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu là do bùn trong bể kỵ khí bị chết. Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi thấy bùn trong bể kỵ khí bị chết như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Thấy bùn trong bể kỵ khí bị chết, cần làm gì?

Dấu hiệu cho thấy bùn trong bể kỵ khí bị chết

Quá trình xử lý sinh học kỵ khí sử dụng các chủng vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải trong điều kiện không có Oxy (DO=0 mg/l) và pH dao động từ 6.5 – 7.5.

Phản ứng kỵ khí diễn ra như sau:

Vi khuẩn kỵ khí (hoặc tùy nghi) + BOD + N + P => CH4 + H2S +CO2 + tế bào mới

Quá trình xử lý sinh học kỵ khí diễn ra thông qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thủy phân (Hydrolysis): Chuyển hóa thành đường, Amino Acid.
  • Giai đoạn 2: Acid hóa (Acidogenesis): Chuyển hóa thành các Acid béo dễ bay hơi (Butyric, Propionic, Lactic, …), acid hữu cơ, rượu, H2, CO2, …
  • Giai đoạn 3: Acetat hóa (Acetogenesis): Chuyển hóa thành H2, CO2, Acetat.
  • Giai đoạn 4: Methane hóa (Methanogenesis): CH4, CO2, H2O.

Bể kỵ khí thông thường là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Ở điều kiện thích hợp như đã nói ở trên (DO=0 mg/l & pH từ 6.5 – 7.5), vi sinh vật kỵ khí sẽ tiếp xúc với hỗn hợp bùn và nước thải, phân hủy chúng thành các hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn, đồng thời hình thành khí Metan (CH4), Cacbonic (CO2), tạo nên sự xáo trộn bên trong bể.

Sau thời gian dài hoạt động, bể kỵ khí mất dần khả năng xử lý chất ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu là do bùn trong bể kỵ khí bị chết. Bùn trong bể kỵ khí bị chết là hiện tượng các vi sinh vật trong bùn bị mất hoạt tính, chết đi và bùn không còn khả năng xử lý chất ô nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bùn trong bể kỵ khí bị chết như sau:

  • Bùn từ màu đen chuyển sang màu trắng sữa, khó lắng: Bùn kỵ khí hoạt động tốt thường có màu đen, khi mất dần hoạt tính bùn chuyển sang màu trắng sữa và khó lắng.

Bùn kỵ khí lấy mẫu ở van số 3 và van số 4 có màu nhạt, khó lắng.

Hình 1. Bùn kỵ khí lấy mẫu ở van số 3 và van số 4 có màu nhạt, khó lắng.

  • Bùn nổi thành từng mảng trên mặt bể: Khi bùn trong bể kỵ khí chết, chúng thường vón lại và nổi trên mặt bể với từng mảng màu trắng sữa (xám nhạt). Có thể nhìn bằng mắt thường như hình dưới.

Bùn nổi ở bể kỵ khí hoạt động lâu ngày, vón thành từng mảng và nổi lên mặt bể kỵ khí.

Hình 2. Bùn nổi ở bể kỵ khí hoạt động lâu ngày, vón thành từng mảng và nổi lên mặt bể kỵ khí.

  • Hiệu suất xử lý COD thấp: Khi bùn trong bể kỵ khí bị chết, khả năng xử lý chất ô nhiễm của bể giảm, cụ thể là COD.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của quy trình xử lý sinh học cũng như tăng tải trọng cho bể sinh học thiếu khí và hiếu khí phía sau. Có thể nhận biết bằng cách kiểm tra COD bằng thiết bị phá mẫu Hach DRB200 hoặc các phương pháp kiểm tra COD khác.

>>> Xem thêm: Đảm bảo chất lượng bùn hoạt tính qua các yếu tố nào?

Bùn trong bể kỵ khí bị chết, cần làm gì?

Khi gặp tình trạng bùn trong bể kỵ khí bị chết, vi sinh không còn khả năng hoạt động, khả năng xử lý chất ô nhiễm cũng không còn, lúc này cần: Kiểm tra lắp đặt lại hệ thống phân phối nước và nuôi cấy lại hệ vi sinh kỵ khí. Cần thực hiện như sau:

– Bước 1: Hút 100% nước (và bùn) ra khỏi bể và không cho nước thải vào bể kỵ khí

Đây là bước đầu tiên để làm sạch bể kỵ khí trước khi tiến hành nuôi lại hệ vi sinh mới. Vì bùn cũ đã chết không còn khả năng xử lý chất ô nhiễm, nếu cứ tiếp tục nuôi vi sinh trong môi trường này thì hoạt tính của vi sinh sẽ không cao, khả năng xử lý chất ô nhiễm cũng sẽ không đạt yêu cầu.

– Bước 2: Thông hơi bể, đuổi khí độc

Bước này sẽ giúp đảm bảo rằng bể sẽ thoát khí tốt, các khí độc sẽ được loại bỏ, không gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh kỵ khí ở bước nuôi cấy kế tiếp.

– Bước 3: Hút bùn cặn, tháo bỏ đường ống cũ, vệ sinh bể

Bùn cặn là những hợp chất bùn còn đóng dưới đáy bể và thành bể, chúng cần được vệ sinh kỹ để đảm bảo rằng hệ vi sinh chuẩn bị được nuôi cấy sẽ có môi trường phát triển tốt nhất.

– Bước 4: Sửa chữa & lắp đặt hệ thống phân phối nước

Hệ thống phân phối nước hoạt động trơn tru, lượng nước thải đổ vào bể kỵ khí đảm bảo công suất vận hành của bể, như vậy sẽ giúp quá trình xử lý tại bể kỵ khí diễn ra thuận lợi, tránh hiện tượng vi sinh bị chết do sốc tải.

– Bước 5: Đấu nối lại hệ thống ống dẫn nước vào bể & vệ sinh khu vực thi công

Đây là bước cuối cùng trong khâu chuẩn bị trước khi tiến hành nuôi cấy lại hệ vi sinh kỵ khí mới. Cần đảm bảo các vị trí đấu nối được thực hiện chắc chắn để tránh xảy ra sự cố trong quá trình vận hành. Đồng thời, vệ sinh khu vực thi công sạch sẽ, tránh gây mất mỹ quan và phát sinh mùi khó chịu.

– Bước 6: Nuôi cấy lại hệ vi sinh kỵ khí bằng cách bổ sung bùn kỵ khí, cơ chất và men vi sinh kỵ khí

Sau khi dẫn nước thải vào bể, để nuôi cấy lại hệ vi sinh kỵ khí (hay còn gọi là nuôi bùn), cần bổ sung bùn kỵ khí, cơ chất và men vi sinh kỵ khí để tiến hành quá trình nuôi cấy.

  • Bùn kỵ khí bổ sung vào bể là loại bùn không lẫn tạp chất, chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí tự nhiên để xử lý chất ô nhiễm trong nước thải và tăng sinh khối. Quan sát thấy bùn kỵ khí có màu đen, dạng hạt là bùn tốt.
  • Cơ chất là những chất dinh dưỡng bổ sung thêm vào bể để tạo môi trường thuận lợi nhất cho hệ vi sinh phát triển, thường sử dụng là COD.
  • Men vi sinh kỵ khí là những sản phẩm chứa các chủng vi sinh kỵ khí chuyên biệt, giúp bùn tăng sinh khối nhanh, từ đó tăng khả năng xử lý chất ô nhiễm của bể kỵ khí.

Mặc dù trong bùn kỵ khí có chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí, tuy nhiên mật độ lại không cao, do đó sẽ làm kéo dài thời gian và hiệu quả xử lý sinh học tại bể kỵ khí. Vì thế, các chủng men vi sinh chuyên biệt được bổ sung vào nhằm đẩy nhanh quá trình tăng sinh khối, mật độ vi sinh vật cao sẽ đảm bảo quá trình xử lý kỵ khí diễn ra ổn định, nhanh chóng.

Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS là một trong những dòng sản phẩm mà kỹ sư vận hành có thể lựa chọn. Đây là dòng sản phẩm đến từ thương hiệu Microbe-Lift, do Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ sản xuất, được chuyên dùng cho quá trình xử lý sinh học kỵ khí với quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.

Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.

Hình 3. Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.

Bùn trong bể kỵ khí bị chết ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất xử lý chất ô nhiễm của bể kỵ khí. Do đó, kỹ sư vận hành cần quan sát và đo lường các chỉ tiêu của bể thường xuyên để phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời. Nếu gặp khó khăn trong quá trình xử lý nước hoặc hoặc cần tư vấn về men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS, đừng ngần ngại liên hệ đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Vì sao bông bùn to đẹp nhưng không xử lý Amonia được?