Cá tầm: Đặc điểm tính trạng, tập tính và sinh trưởng

Cá tầm không phải là cái tên xa lạ, nhất là với các tín đồ ẩm thực, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin nguồn gốc, đặc điểm, tập tính của loài cá này. Bài viết sau hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về loài cá này nhé!

Cá tầm: Đặc điểm tính trạng, tập tính và sinh trưởng

Thông tin khoa học của cá tầm

Cá tầm (tên khoa học: Acipenseridae), là một loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao, chúng là món ăn rất được ưa chuộng trong ẩm thực quốc tế. Chúng được biết đến là thành viên của Họ Acipenseridae, một dòng dõi cổ xưa của các loài cá xương cùng tồn tại với khủng long. Nhóm này đã tách ra khỏi các loài cá khác ít nhất 200 triệu năm trước vào đầu kỷ Jura.

Thông tin khoa học cơ bản:

  • Ngành: Chordata.
  • Lớp: Actinopterygii.
  • Bộ: Acipenseriformes.
  • Họ: Acipenseridae.
  • Giống: Acipenser.
  • Loài: Acipenser spp.Linnaeus, 1758.
Cá tầm.
Cá tầm.

Đặc điểm sinh học của cá tầm

Đây là loài cá có đặc điểm ngoại hình khá ấn tượng và thú vị, chúng được coi là hóa thạch sống vì vẫn giữ được một số đặc điểm vật lý được cho là đại diện cho tình trạng tổ tiên của các loài cá.

– Hình dạng:

  • Cơ thể thon dài, chiếc mõm dài nhọn, trước miệng có 4 chiếc râu giúp chúng dễ dàng tìm kiếm thức ăn trong môi trường bùn lầy.
  • Chạy dọc cơ thể được bao phủ bởi các tấm vảy lớn, giúp bảo vệ chúng khỏi các kẻ săn mồi.
  • Thuộc loại cá không xương (bộ xương chỉ là sụn).
  • Đuôi cá dạng chẻ đôi
  • Miệng nhỏ nằm ngang, không răng, da dày, nhám không vẩy, màu sắc thay đổi tuỳ loài, tuổi và vùng sinh thái.

– Kích thước:

Cá tầm có kích thước rất đa dạng, chiều dài trung bình từ 1-2 mét. Một số có thể đạt 5-6 mét và nặng hàng trăm kilogram. Cá tầm trắng là loài có kích thước lớn nhất, có thể đạt chiều dài lên đến 6 mét và nặng hơn 500 kg. Kích thước lớn này không chỉ làm cho chúng trở thành một loài cá ấn tượng, mà còn giúp tăng cả về giá trị kinh tế.

– Môi trường sống:

Cá tầm ưa thích môi trường nước ngọt và lạnh, thường phân bố ở các sông, hồ lớn thuộc khu vực ôn đới và cận nhiệt đới. Chúng thường sống ở các vùng nước có dòng chảy chậm và đáy bùn lầy, nơi có nhiều thức ăn như động vật giáp xác và cá nhỏ. Các khu vực xuất hiện phổ biến bao gồm các con sông lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

– Tuổi thọ:

Có thể nói, đây là một trong những loài cá có tuổi thọ dài nhất, chúng có thể sống tới 50 đến 100 năm. Đồng thời, tốc độ sinh trưởng chậm khiến cho việc nuôi trồng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng giá trị của chúng trên thị trường, đặc biệt là trứng cá (caviar) trở thành một trong những sản phẩm cao cấp và đắt giá nhất được nhiều người ưa chuộng.

Cá tầm là một trong những loài cá có tuổi thọ dài nhất.
Cá tầm là một trong những loài cá có tuổi thọ dài nhất.

– Phân loài:

Xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 100 triệu năm trước, hiện chia làm 4 chủng loại khác nhau gồm 25 loài, bao gồm cá tầm trắng, cá tầm mũi ngắn, cá tầm sao, beluga và sterlet.

Tập tính sống của cá tầm

Cá tầm là loài cá ăn ở tầng đáy, chúng dùng chiếc mõm sục sạo lớp đáy và sử dụng chiếc râu nhạy cảm để phát hiện con mồi làm thức ăn. Vì không có răng, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật giáp xác như tôm, cua và cá nhỏ.

Thức ăn của cá tầm chủ yếu là các động vật giáp xác.
Thức ăn của cá tầm chủ yếu là các động vật giáp xác.

Nhiều loài cá sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt và không có loài nào sinh sống tại khu vực nhiệt đới hay ở nam bán cầu.

Tập tính sinh trưởng và sinh sản của cá tầm

Theo các chuyên gia thì hầu hết các loài cá tầm đều rất khó phân biệt theo hình thái ngoài, nhất là khi cá chưa phát dục đầy đủ. Người nuôi chuyên nghiệp ở Nga có thể căn cứ vào màu sắc cá trưởng thành để phân biệt. Một số loài như cá tầm mõm ngắn (A. brevirostrum), cá tầm Đại tây dương (A. oxyrinchus oxyrinchus) và cá tầm trắng (A. transmontanus) có thể căn cứ hình dạng lỗ niệu sinh dục cá trưởng thành để phân biệt đực cái đạt độ chính xác đến 82%.

Loài cá này có tập tính sống theo bầy đàn và di cư theo mùa để sinh sản. Chúng di chuyển từ các vùng nước sâu, nơi chúng sinh sống và kiếm ăn, đến các khu vực nước nông hơn để đẻ trứng. Quá trình di cư này thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu, khi điều kiện môi trường thuận lợi cho việc sinh sản. Con cái có thể đẻ hàng triệu trứng mỗi lần sinh sản, đảm bảo sự tồn tại của quần thể cá.

Cá tầm không chết sau khi đẻ trứng như cá hồi Thái Bình Dương, cả hai loài đều có khả năng di cư nhiều lần sau mỗi 2-6 năm. Cá con sẽ ở lại sông trong một khoảng thời gian trước khi di cư đến cửa sông hoặc vịnh.

Giá trị và giá thành của cá tầm

Cá tầm không chỉ là một món ăn ngon mà còn giàu dinh dưỡng, bao gồm protein chất lượng cao, omega-3, vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin D, B12, selen, photpho, magie,… Điều này khiến chúng trở thành nguồn nguyên liệu quý giá để chế biến thành các bài thuốc bổ dưỡng.

Giá thành vì thế cũng đắt đỏ, hiện giá bán cá nguyên con tươi sống chưa chế biến hiện dao động ở mức 300.000 – 400.000đ/kg, cá chưa chế biến dao động từ 600.000 đến 800.000 đồng/kg đối với phi lê và có thể lên đến hàng triệu đồng cho các sản phẩm cao cấp như cá tầm hun khói hoặc trứng cá tầm.

Cá tầm nuôi tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cá tầm được đưa vào nuôi từ năm 2005, hiện có 4 loài đang được nuôi tại các trang trại nuôi trồng thủy sản ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là cá tầm Siberi (Acipenser baerii), cá tầm beluga (Huso huso), cá tầm Nga (A. gueldenstaedtii) và cá tầm sterlet (A. ruthenus). Trong đó, cá tầm Siberi là loài nuôi phổ biến nhất tại hầu hết các cơ sở. Cá tầm Trung hoa (A. sinensis) cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Việt Nam từ vài năm trước.

Siêu cá tầm Beluga xuất hiện tại một trang trại cá ở Sơn La.
Siêu cá tầm Beluga xuất hiện tại một trang trại cá ở Sơn La.

Trong những năm qua, sự phát triển các vùng nuôi cá tầm ở nước ta đã góp phần đẩy mạnh sản lượng cá nuôi của Việt Nam lên thứ 8 trong nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy, tầm quan trọng của việc xây dựng các kế hoạch phát triển cụ thể, phù hợp và bền vững cho từng vùng, từng loài góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá ở nước ta.

Hãy liên hệ ngay cho BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về việc lựa chọn các giải pháp nuôi trồng thủy sản an toàn, bền vững, tiết kiệm chi phí, đồng thời tăng năng suất cho vụ mùa bội thu.

>>>Xem thêm: Nuôi cá tầm theo mô hình tuần hoàn nước mang đến hiệu quả cao.

Để lại một bình luận