Các chất nâng hoặc hạ pH trong ao nuôi tôm và cách sử dụng đúng

Độ pH là 1 trong 12 chỉ tiêu môi trường nước nuôi tôm mà bà con cần nắm rõ để giữ ở mức tối ưu. Nâng hay hạ pH trong ao nuôi tôm sẽ liên quan đến việc tăng và giảm [H+] hoặc [OH-] trong nước. Hiểu được cơ chế của chúng sẽ quyết định cách làm đúng hơn.

Các chất nâng hoặc hạ pH trong ao nuôi tôm và cách sử dụng đúng

Độ pH trong ao nuôi tôm là gì?

pH là chỉ số độ hoạt động của ion H+ trong một dung dịch. Trong nuôi tôm, pH được hiểu nôm na là tính axit hay tính kiềm của nước. Nghiên cứu cho rằng độ pH thích hợp cho ao nuôi là từ 7,5 – 8,5. Quản lý pH làm sao để không thấp quá (pH thấp sẽ nhiều cơ hội cho khí H2S phát sinh làm tôm bị mềm vỏ sau khi lột xác) và không cao quá (nếu pH quá cao sẽ làm tôm khó lột xác, khí độc NH4 dễ chuyển hóa thành NH3 gây hại cho tôm).

Một số nguyên nhân làm pH không ổn định như: Tảo phát triển mạnh (hiện tượng tảo nở hoa) khiến pH tăng cao, nhất là khung giờ 14 giờ -15 giờ mỗi ngày; hoặc tồn đọng vôi trong lúc cải tạo ban đầu cũng làm pH cao khi bà con lấy nước nuôi vào ao.

Giữ nước ao màu trà ổn định, kiểm soát tảo là cách kiểm soát pH trong ao nuôi tôm ổn định.
Giữ nước ao màu trà ổn định, kiểm soát tảo là cách kiểm soát pH trong ao nuôi tôm ổn định.

Các chất nâng pH trong ao nuôi tôm

Để tăng/nâng pH trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng vôi. 2 cách nâng pH nhờ vôi bà con có thể tham khảo là:

  • Dùng vôi sống CaO liều lượng 5-10kg/1000m3 cho 1 lần đánh, cứ như thế cho đến khi nào pH đạt.
  • pH đo lúc 07 giờ và 14 giờ trong ngày không được chênh lệch quá 0,5, nếu giao động trên 0,5 thì mỗi sáng vào lúc 8-9 giờ đánh 15 kg vôi CaCO3 cho 1000m3, cho đến khi nào pH độ pH giao động dưới 0,5 thì ngưng và duy trì như vậy.

Lưu ý: Nếu lo lắng xáo trộn môi trường nước thì chia làm 2 đợt, cách nhau 20 phút đánh.

Các chất hạ pH trong ao nuôi tôm

Nguyên lý chung là khi ta thêm axit [H+] thì nước thể hiện tính axit. Nếu nước đang mang tính kiềm (là pH đang cao) thì khi thêm axit [H+] sẽ làm cho pH sẽ giảm.

Do vậy, để giảm/hạ pH trong ao nuôi tôm, bà con có thể tạt một lượng đủ lớn các chất có tính axit như:

  • Axit Citric: Cần tính lượng axit vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tham khảo để giảm pH từ 10 xuống 8 thì cần 1 gam Axitcitric cho 1000 m3 nước.
  • Vitamin C (Ascorbic axit): Trộn với thức ăn: 1-3 gam/kg thức ăn, cho ăn 2-3 lần/ngày.
  • Nước dứa ủ (được xay từ quả dứa): Tạt cho ao tôm đều có thể kéo hạ được pH. Tuy nhiên, do lượng axit [H+] này đưa xuống ao không đủ lớn, hoặc chỉ đưa xuống một vài lần và các chất kể trên sẽ bị phân giải nên pH có khả năng giảm không đáng kể hoặc giảm rồi tăng trở lại.
  • Một cách khác, khi ta ủ nhân sinh khối vi sinh, vi sinh khi nhân sinh khối lấy Cacbon từ cám gạo + mật rỉ đường làm năng lượng để tăng sinh. Quá trình này vi sinh biến hỗn hợp thành dung dịch có tính axit cao. Và điều này sẽ diễn ra trong ao tôm liên tục khi vi sinh hoạt động phân giải chất hữu cơ, nên trong ao tôm được sinh ra một lượng axit cũng giúp giảm được pH và giữ ổn định pH.
Mật rỉ đường trong ủ sinh khối vi sinh giúp giảm pH.
Mật rỉ đường trong ủ sinh khối vi sinh giúp giảm pH.

Lưu ý: Trường hợp pH cao do độ cứng của nước cao (ao dùng nước giếng khoan hay do bón lót đáy ao nhiều vôi) thì nên dùng EDTA để giảm độ cứng trước và sau đó là dùng các biện pháp hạ pH.

Chất lượng nước đóng vai trò rất lớn trong nuôi trồng thủy sản, pH là một yếu tố trong đó. Quản lý tốt từng chỉ tiêu sẽ tạo môi trường nước hoàn hảo cho tôm sinh sống. Trong quá trình nuôi tôm nếu gặp khó khăn bà con hãy liên hệ BIOGENCY với số HOTLINE 0909 538 514. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con một cách nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Hội chứng lỏng vỏ (LSS) ở tôm