Cách kiểm soát bùn hoạt tính trong nước thải

Bùn hoạt tính được sử dụng khá rộng rãi trong các phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước thải, áp dụng cho cả nước thải sinh hoạt và sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu về chuẩn nước thải đầu ra. Để kiểm soát bùn hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải, cần kiểm soát các quá trình sục khí, xả bùn và lượng bùn tuần hoàn.

kiểm soát bùn hoạt tính

Kiểm soát bùn hoạt tính bằng cách: Kiểm soát quá trình sục khí

Điều chỉnh quá trình sục khí là cách đơn giản nhất để thực hiện kiểm soát lượng bùn hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải. Có thể thực hiện bằng cách:

  • Cân bằng tốc độ của máy thổi khí, đảm bảo nồng độ oxy được duy trì ổn định

Trong hệ thống sục khí cơ học, hãy xem xét số lượng và vị trí của các đĩa sục khí. Bằng cách cân bằng tốc độ của máy thổi khí, nồng độ oxy hòa tan có thể được duy trì ổn định trong suốt quá trình xử lý. Cần tiến hành đo nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể sục khí thường xuyên để ổn định ở khoảng yêu cầu cho vi sinh vật hoạt động.

  • Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ đĩa sục khí

Để cân bằng được tốc độ của máy thổi khí, cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ đĩa sục khí để ổn định hiệu quả sục khí, tránh làm biến động hàm lượng oxy hòa tan trong bể.

Vận hành đĩa thổi khí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bùn hoạt tính

Hình 1. Vận hành đĩa thổi khí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bùn hoạt tính.

  • Chú ý tỷ lệ giữa lượng oxy hòa tan và nồng độ chất ô nhiễm BOD, COD

Lượng oxy được sục khí cần dựa trên mối quan hệ trực tiếp giữa nhu cầu oxy hóa sinh học – hóa học đầu vào (BOD và COD). Khi nồng độ BOD, COD đi vào bể sục khí tăng lên, lượng oxy cần thiết để duy trì mức oxy hòa tan cũng tăng lên.

Một yếu tố khác là hàm lượng oxy hòa tan nhất định tỷ lệ thuận với số lượng vi khuẩn trong bể sục khí.

Kiểm soát quá trình sục khí là bước đơn giản nhất để kiểm soát hàm lượng bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Hình 2. Kiểm soát quá trình sục khí là bước đơn giản nhất để kiểm soát hàm lượng bùn hoạt tính trong xử lý nước thải.

Kiểm soát bùn hoạt tính bằng cách: Kiểm soát quá trình xả bùn

Tỷ lệ xả bùn cũng rất quan trọng để kiểm soát quá trình bùn hoạt tính. Nó sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố sau:

  • Tốc độ phát triển của vi khuẩn.
  • Lượng oxy tiêu thụ.
  • Khả năng lắng của bùn.
  • Xuất hiện bọt / sủi bọt.
  • Khả năng Nitrat hóa.
  • Lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Chất lượng của nước thải đầu ra.

Bể lắng bùn thứ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hàm lượng bùn

Hình 3. Bể lắng bùn thứ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hàm lượng bùn.

Việc loại bỏ bùn dư diễn ra khi lượng bùn đầu vào bể sục khí lớn hơn lượng bùn có trong bể lắng thứ cấp. Nếu bùn dư không được thải bỏ, bể lắng thứ cấp cuối cùng sẽ bị tích tụ đầy chất rắn. Các phương pháp xác định tỷ lệ xả bùn là: Duy trì kiểm soát MLSS không đổi trong bể sục khí, khả năng lắng, tỷ lệ F/M, bọt, màu sắc bùn và tuổi bùn để kiểm soát lượng bùn cần xả trong bể lắng thứ cấp.

Kiểm soát bùn hoạt tính bằng cách: Kiểm soát lượng bùn tuần hoàn

Bùn hồi lưu là một hỗn hợp bùn hoạt tính lỏng được loại bỏ từ đáy của bể lắng thứ cấp và được bơm trở lại bể sục khí. Do đó, nếu không loại bỏ được bùn ở đáy bể lắng thì mức độ bùn lắng sẽ ngày càng sâu hơn. Trong một thời gian nhất định, nó sẽ bắt đầu tràn qua các cống xả của bể lắng và chảy vào các khu vực không mong muốn.

Những thay đổi về tỷ lệ bùn tuần hoàn sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng bùn có trong bể sục khí. Nếu tỷ lệ tuần hoàn không phù hợp với hệ thống, có thể dẫn đến tình trạng bể lắng thứ cấp bị đầy bùn, giảm mật độ vi sinh trong bể sục khí,…

Để xác định tỷ lệ bùn hồi lưu chính xác, hãy theo dõi độ sâu của bùn lắng khi đo SVI30 cùng với kích thước bông bùn và những thay đổi về lưu lượng đầu vào.

Microbe-Lift IND chuyên dùng cho quá trình nuôi cấy vi sinh, tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong các bể sinh học

Hình 4. Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên dùng cho quá trình nuôi cấy vi sinh, tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong các bể sinh học.

—–

Hy vọng với ba cách kiểm soát bùn hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải mà Biogency chia sẻ trên đây sẽ giúp nhà vận hành có những kỹ năng cần thiết trong quá trình vận hành hệ thống. Để được tư vấn chi tiết hơn về dòng vi sinh Microbe-Lift IND giúp nuôi cấy vi sinh và tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong bể sinh học, bạn hãy liên hệ đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Kiểm tra chất lượng bùn hoạt tính bằng cách nào?