Hố siphon rất quan trọng trong việc đưa chất thải đáy ao tôm ra ngoài, là yếu tố bắt buộc khi muốn đáy ao nuôi sạch sẽ, giảm mùi hôi. Cách làm hố siphon khi nuôi tôm cũng khá đơn giản. Bà con có thể tham khảo cách làm hố siphon khi nuôi tôm được Biogency chia sẻ dưới đây.
Vai trò của siphon trong nuôi tôm
Trong nuôi tôm, siphon gần như là yếu tố bắt buộc mà mỗi ao nuôi cần có để:
- Loại bỏ các chất thải, thức ăn dư thừa ở đáy ao nuôi một cách an toàn, không gây xáo trộn môi trường nước ao.
- Siphon sẽ giúp hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại vào ao nuôi gây ảnh hưởng đến tôm.
- Siphon thường xuyên giảm việc hình thành khí độc H2S dưới lớp bùn đáy.
- Nâng cao chất lượng nước, đáy ao, hạn chế tôm ăn phải các chất bẩn tích tụ từ đó giảm tình trạng mắc bệnh đường ruột, tôm sống khỏe.
Một số phương pháp siphon đáy ao nuôi tôm phổ biến
Có nhiều phương pháp siphong đáy ao nuôi tôm khác nhau, tùy thuộc vào mô hình nuôi bà con áp dụng và chi phí mà lựa chọn phương pháp siphon phù hợp. Dưới đây là 3 phương pháp siphon phổ biến hiện nay:
– Siphon đáy ao bằng máy bơm:
Thường dùng cho các ao diện tích trên 2500m2 không có hố siphon dưới đáy. Hoạt động bằng cách hút bùn, chất thải dưới đáy ra ngoài qua bằng bơm ly tâm sau đó theo đầu chữ T và thoát ra ngoài theo ống thoát nước. Ưu điểm của phương pháp này là có thể dùng dùng được cho các ao có đáy không bằng phẳng.
– Siphon đáy ao tôm bằng máy hút bùn đặt trên bờ:
Dùng cho ao nuôi có lót bạt hoặc ao đất nhưng ở phần hố siphon phải lót bạt và có hố gom chất thải. Hút chất thải bằng cách đặt 1 mô-tơ khoảng 2-3 HP trên bờ, tiến hành lắp 1 ống nhựa PVC đường kính 60cm nối từ mô-tơ đến giữa ao. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được chi phí cho việc lót bạt trên toàn diện tích ao nuôi.
– Siphon đáy ao tôm bằng van tự động:
Đây là cách dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí, áp dụng phổ biến cho những ao 1000-1500m3 hoặc hơn. Ưu điểm của phương pháp này là dùng được cho nhiều mô hình ao nuôi khác nhau như: Ao thiết kế có hố xi phông; Ao đất có đổ bê tông dưới hố và ao lót bạt. Phương pháp này cũng khá dễ để sử dụng và tiết kiệm chi phí.
Cách làm hố siphon khi nuôi tôm
Trong 3 cách siphon trên thì cách siphon bằng van tự động đang được bà con sử dụng nhiều vì tính hiệu quả cao, dễ dàng lắp đặt và vận hành.
Cơ chế của phương pháp này là: Bể thải được đặt thấp hơn ao, chỉ cần mở van, áp lực nước sẽ đưa chất thải từ ao nuôi chảy vào bể thải mà không cần có sự can thiệp của động cơ bơm ly tâm. Sau khi thả tôm, chất thải sẽ tích tụ ở hố xi phông, bà con dựa theo mật độ thả tôm để tiến hành xi phông đáy phù hợp. Thông thường nên rút 2 – 3 lần trong khoảng 1 – 2 phút, sau đó cấp lại lượng nước bằng với phần nước đã bị hao hụt.
Cách làm hố siphon khi nuôi tôm để sử dụng với van tự động như sau:
- Thiết kế hố đủ rộng để gom chất thải và thường có hình chóp nón.
- Từ miệng hố đến đáy hố cách nhau 50cm và đường kính là 2m (đối với ao có diện tích 2000-2500m2).
- Ở giữa hố xi phông có ghép nối với 1 ống nhựa PVP phi 75 có bịt lưới đầu ống để ngăn bùn và tôm lọt qua.
- Bà con nên chôn đường ống hút dưới đất để tránh bị ảnh hưởng lúc cải tạo, cuối ống nhựa lắp 1 van để xả thải.
- Cuối vụ, cần hút sạch bùn trong đường ống tránh tình trạng bùn còn đọng lại trong ống, khi phơi sẽ khô và bị tắc nghẽn.
Để hệ thống siphon hoạt động tốt và hiệu quả bà con cần lưu ý siphon thường xuyên với tần suất mỗi ngày 1 lần, siphon tại từng khu vực nhất định và dựa vào thực tế ao nuôi mà lựa chọn cách siphon phù hợp nhất.
Ngoài ra, bà con nên dùng vi sinh Microbe-Lift AQUA SA để phân hủy bùn đáy, giảm nhớt bạt, giảm mùi hôi khi siphon và hỗ trợ cho công tác siphon được dễ dàng.
>>> Xem thêm: Các lưu ý để việc xi-phông đáy ao tôm mang lại hiệu quả cao