Quá trình xử lý Nitơ và Photpho trong nước thải là một quá trình tương đối phức tạp. Và bể Anoxic là một trong số các loại bể được ứng dụng nhiều nhất để xử lý Nitơ, Photpho. Trường hợp bể Anoxic hoạt động kém hiệu quả không xử lý được Nitơ, Photpho thì cần cải tạo lại. Vậy khi nào cần cải tạo bể Anoxic và cải tạo như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vai trò của bể Anoxic là gì?
Bể Anoxic hay bể thiếu khí là hệ thống bể xử lý Nitơ và Photpho có trong nước thải bằng phương pháp sinh học. Nói cách khác, bể thiếu khí Anoxic là một loại bể trong công nghệ AAO. Sau khi đã trải qua xử lý sinh học kỵ khí ở bể Anaerobic, nước thải được dẫn đến bể thiếu khí và tại đây sẽ diễn ra các phản ứng Nitrat hóa và Photphorit.
Hình 1. Bể thiếu khí Anoxic, nơi diễn ra các phản ứng Nitrat hóa và Photphorit.
Khi nào cần cải tạo bể Anoxic?
Khi bể Anoxic hoạt động không hiệu quả, không có khả năng xử lý Nitơ, Photpho hoặc xử lý không đạt yêu cầu theo mong muốn, lúc này cần cải tạo lại bể Anoxic. Cụ thể là những thường hợp như:
- Hệ thống máy móc của bể Anoxic xây dựng lâu, đã cũ dẫn đến hoạt động không ổn định, hay hư hỏng làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước.
- Do máy khuấy trộn hoạt động không tốt nên không đẩy được hết Nitơ lên khỏi mặt bùn.
- Mở rộng quy mô công suất để đáp ứng với quy mô sản xuất của nhà máy.
- Công suất thực tế lớn hơn công suất thiết kế.
- Thể tích bể quá nhỏ, thời gian lưu nước không đủ để xử lý.
Hình 2. Khi bể Anoxic hoạt động không hiệu quả, cần cải tạo lại bể để đảm bảo xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm.
Cải tạo bể Anoxic như thế nào?
Để cải tạo bể Anoxic đạt hiệu quả trong việc xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm liên quan đến Nitơ và Photpho, khi cải tạo bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
– Lưu ý vị trí của bể Anoxic
Để có thể xử lý hiệu quả Nitơ và Photpho, bể Anoxic khi cải tạo lại đầu tiên cần lưu ý về vị trí của bể Anoxic.
- Nếu vị trí bể Anoxic trước bể hiếu khí Aerotank thì không cần bổ sung nguồn chất hữu cơ, dễ kiểm soát DO < 0.5 mg/l tuy nhiên đặt bể Anoxic trước bể Aerotank là hàm lượng Nitơ đầu vào thấp, cần phải hồi lưu nước thải từ bể Aerotank về bể Anoxic.
- Nếu vị trí bể Anoxic sau bể Aerotank thì không cần hồi lưu nước từ bể Aerotank về bể Anoxic. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là phải bổ sung chất dinh dưỡng vào bể Anoxic, đồng thời cần phải có công đoạn sục khí sau bể Anoxic để loại bỏ khí Nitơ (nếu không có công đoạn này bùn sẽ nổi ở bể lắng).
>>> Xem thêm: Vì sao nên đặt bể Anoxic trước bể hiếu khí Aerotank?
– Tính toán thể tích bể phù hợp với công suất
Khi cải tạo bể Anoxic, ngoài vị trí đặt bể thì yếu tố quan trọng tiếp theo là cần tính toán thể tích bể cho phù hợp với công suất và quá trình xử lý của hệ thống, xác định tỷ lệ nước tuần hoàn về bể Anoxic để quá trình xử lý Nitơ hiệu quả và đường tuần hoàn bùn từ bể lắng về bể Anoxic để đảm bảo lượng bùn hoạt tính có trong bể Anoxic.
– Lựa chọn thiết bị hỗ trợ phù hợp
Ngoài những yếu tố kể trên thì khi cải tạo bể Anoxic cần đảm bảo một vài thiết bị hỗ trợ dưới đây:
- Máy khuấy chìm Mixer.
- Hệ thống có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho vi sinh vật thiếu khí mới phát triển.
Khi đã được sự hỗ trợ đầy đủ của các trang thiết bị này, quá trình hoạt động của bể sẽ diễn ra tốt hơn, hiệu quả xử lý Nitơ và Photpho mang lại cao hơn, đảm bảo an toàn và chất lượng đối với việc xử lý nước thải.
Hình 3. Một số loại máy khuấy chìm thông dụng.
Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình cải tạo bể Anoxic hoặc vấn đề về xử lý Nitơ, Photpho tại hệ thống của bạn mà chưa tìm được phương hướng giải quyết, hãy liên hệ ngay đến cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được đội ngũ kỹ thuật chuyên môn hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic bằng cách nào?