Cảnh báo 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng từ lúc thả tôm giống đến khi phát triển và thu hoạch, tôm trải qua nhiều giai đoạn mà ở mỗi giai đoạn lại có những vấn đề phát sinh khác nhau. Tại bài viết này, BIOGENCY chia sẻ với bà con 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, tình trạng và thời gian khí độc xuất hiện trong ao để bà con có thể chuẩn bị phòng ngừa trước khi chúng tấn công ao nuôi tôm của mình nhé!

Cảnh báo 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tác hại của khí độc đối với tôm

Khí độc là một trong những vấn đề gây đau đầu nhất đối với bà con nuôi tôm, nó mang lại nhiều tác hại:

  • Làm cho tôm không lấy được oxy và bị ngạt gây hiện tượng tôm nổi đầu. Khi quá trình kéo dài dẫn đến tôm bị yếu, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, chậm lớn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh.
  • Gây rối loạn áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl-, làm hạn chế khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, đặc biệt trong các ao tôm độ mặn thấp. Làm cho tôm lột xác không cứng vỏ. gây sưng mang, phù thủng cơ.
  • Không nuôi được về kích thước lớn nếu hàm lượng ion NO2- trong nước cao.

Nguyên nhân khí độc xuất hiện trong ao nuôi tôm

  • Do thức ăn thừa: Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm chỉ hấp thụ được 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần dư thừa hòa tan vào trong nước, quá trình phân hủy tạo ra Amonia (tồn tại ở 2 dạng: NH3 dạng khí hoặc dạng ion NH4+). Lượng Amonia tiếp tục chuyển hóa thành NO2- và hàm lượng ngày càng tăng theo thời gian.
  • Do phân tôm: Phân tôm thải ra trong nước gây ô nhiễm, do vỏ tôm lột không được xi-phông.
  • Do xác phiêu sinh: Sự phân hủy xác phiêu sinh vật như tảo, côn trùng…
  • Do thiếu vi sinh vật xử lý khí độc: Đôi khi bà con quản lý thức ăn, môi trường rất tốt nhưng vẫn xuất hiện NO2 rất cao là do lượng vi sinh vật có lợi không đủ để chuyển hóa các thành phần gây độc là dạng Amonia (NH3/NH4+) và Nitrit (NO2-)  thành không độc (NO3-).
  • Do thiếu oxy hòa tan: Hàm lượng oxy không được cung cấp đầy đủ dẫn đến chu trình Nitrat hóa không diễn ra hoàn toàn và dẫn đến việc tích tụ NO2 trong ao nuôi, bên cạnh đó cũng làm giảm mật độ vi sinh vật hữu ích trong ao nuôi.

Đo nồng độ NO2 trong ao tôm bằng bộ test là cách kiểm tra khí độc nhanh tại ao.

Hình 1. Đo nồng độ NO2 trong ao tôm bằng bộ test là cách kiểm tra khí độc nhanh tại ao.

– 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” bà con cần lưu ý

Trong suốt quá trình thả nuôi, có 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong ao nuôi tôm mà bà con cần lưu ý là:

  • Giai đoạn xuất hiện khí độc trong 1 – 10 ngày thả nuôi: Vừa mới thả tôm, tôm ăn ít, trong ao có xuất hiện lượng nhỏ thức ăn thừa và phân tôm không đáng kể.
  • Giai đoạn xuất hiện khí độc trong 10 – 30 ngày thả nuôi: Tôm phát triển và người nuôi phải tăng lượng thức ăn. Lúc này chớm xuất hiện những vấn đề về chất lượng nước và khí độc NH3/NH4+ và NO2-
  • Giai đoạn xuất hiện khí độc trong 30 – 60 ngày thả nuôi: Chất lượng nước xấu hơn, tảo tàn, lợn cợn, nước nhìn thấy đục. NO2- bắt đầu tăng mỗi ngày.
  • Giai đoạn xuất hiện khí độc trong 60 ngày – lúc thu hoạch: Tại đây nếu khí độc không được xử lý tốt sẽ làm tôm rớt đáy, lờ đờ, độc tố ngày càng lên cao.

Nắm được các giai đoạn xuất hiện khí độc trong ao nuôi tôm, nhưng làm thế nào để phòng ngừa sự xuất hiện của chúng ở mỗi giai đoạn thả nuôi?

Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong ao nuôi tôm?

Có nhiều cách phòng ngừa khí độc xuất hiện trong ao nuôi tôm, tại bài viết này tổng hợp cho bà con một số cách phòng ngừa và kiểm soát 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” như sau:

  • Ngay từ đầu vụ mới, bà con nên cải tạo ao nuôi một cách hoàn chỉnh, bùn bã, chất cặn bã phải loại bỏ hoàn toàn.
  • Quản lý môi trường nước với các thông số về pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hoàn tan, kiểm soát tảo, gây màu nước đúng phương pháp để hạn chế rủi ro khi độc hình thành do ô nhiễm.
  • Định kỳ 1 tuần kiểm tra nước 2 lần để phát hiện sớm khí độc, có biện pháp kịp thời.
  • Quản lý lượng thức ăn chặt chẽ nhất là giai đoạn sau 30 ngày đến cuối vụ nuôi.
  • Sử dụng các chủng vi sinh có khả năng chuyển hóa khí độc NH3/NH4+ và NO2- sang dạng không độc đối với tôm.

“Biogency giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm sử dụng vi sinh ngay từ đầu để giảm thiểu rủi ro hình thành khí độc NH3/NH4+ và NO2- trong ao tôm”

Hai nhóm vi khuẩn NitrosomonasNitrobacter mặc dù luôn hiện diện trong ao nuôi nhưng mật độ rất thấp và tăng trưởng rất chậm, không đủ để chuyển hóa các loại khí độc. Cộng thêm lượng thức ăn dư thừa quá lớn dưới đáy ao gây ra lượng  NO2- ngày càng nhiều.

Với sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 của Biogency chứa 2 chủng vi khuẩn NitrosomonasNitrobacter ở dạng lỏng, kích hoạt nhanh, đem lại hiệu quả xử lý khí độc cao và hoạt động cực kỳ tốt dù thời tiết khắc nghiệt.
Quá trình chuyển hóa của vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter có trong Microbe-Lift AQUA N1 như sau:

  • Nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp chuyển hóa NH3/NH4+ (độc) thành NO2- ( rất độc).
  • Nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp tiếp tục chuyển hóa NO2- thành NO3- (không độc).

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 - Sản phẩm vi sinh nhập khẩu nguyên chai từ Mỹ, chuyên dùng để trị và phòng ngừa khí độc trong ao nuôi tôm.

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 – Sản phẩm vi sinh nhập khẩu nguyên chai từ Mỹ, chuyên dùng để trị và phòng ngừa khí độc trong ao nuôi tôm.

Chi phí cho việc phòng ngừa các “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong quá trình nuôi tôm:

Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”,  bà con nên có những biện pháp phòng ngừa khí độc xuất hiện để giảm thiểu sự cố và chi phí. Có 3 giai đoạn xuất hiện khí độc có thể phòng ngừa bằng men vi sinh AQUA N1 trong suốt quá trình thả nuôi. Chi phí sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 phòng ngừa sự xuất hiện của khí độc như sau:

  • Giai đoạn 10 – 30 ngày: 100ml/lần/ao 1000 mét khối nước – 3 ngày 1 lần.
  • Giai đoạn 30 – 60 ngày: 150ml/lần/ao 1000 mét khối nước – 3 ngày 1 lần.
  • Giai đoạn 60 ngày đến thu hoạch: 200ml/lần/ao 1000 mét khối nước – 3 ngày 1 lần.

=> Số lượng dự kiến: 3 – 5 chai.

=> chi phí dự kiến: 3,6 – 6 triệu đồng cho 1 vụ nuôi.

Chi phí xử lý khi ao đã xuất hiện khí độc:

Tùy theo nồng độ khí độc đo được mà điều chỉnh lượng vi sinh sử dụng cho ao phù hợp.

  • Đối với ao đã xuất hiện NO2 ≤ 5mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (1,5 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để NO2 không tăng lại (3-5 ngày dùng 1 lần).
  • Đối với ao đã xuất hiện 5mg/l ≤ NO2 ≤ 10mg/l: Dánh 3 nhịp liên tục (2 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để NO2 không tăng lại (3-5 ngày dùng 1 lần).
  • Đối với ao đã xuất hiện NO2 >10mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (3 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để NO2 không tăng lại (3-5 ngày dùng 1 lần).

Có thể thấy rằng, xử lý NO2 khi đã chúng đã xuất hiện trong ao là việc khó, mất nhiều thời gian và tăng cao liều dùng. Biogency khuyến cáo bà con sử ngoài những cách phòng ngừa như làm sạch ao trước vụ, quản lý thức ăn, quản lý môi trường… thì sử dụng vi sinh đầu vụ sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí điều trị, tránh trường hợp khí độc quá cao xử lý nếu không triệt để thì buộc thu tôm sớm.

Bài viết trên đây Biogency đã thông tin đến bà con về từng giai đoạn xuất hiện khí độc trong nuôi tôm, so sánh chi phí giữa việc phòng ngừa và xử lý khí độc để giúp bà con có cái nhìn tổng quan cũng như đưa ra quyết định phù hợp cho ao nuôi của mình.

Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm và những giai đoạn xuất hiện khí độc, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với bà con trong mọi vụ nuôi.

>>> Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi test khí độc trong ao nuôi tôm