Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng như thế nào?

Nắm được cấu tạo của tôm thẻ chân trắng sẽ giúp ích rất nhiều cho bà con dễ dàng quan sát và chăm sóc tôm trong suốt vụ nuôi. Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng gồm những bộ phận vào? Cơ quan tiêu hóa của tôm ra sao? Tất cả sẽ được Biogency giải đáp qua bài viết đưới đây.

cấu tạo của tôm thẻ chân trắng

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng gồm những bộ phận vào?

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng được minh hoạ một cách rõ ràng, trực diện như sau:

Tổng quan cấu tạo của tôm thẻ chân trắng

Hình 1. Tổng quan cấu tạo của tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng có cấu tạo được chia thành các nhóm: Hình thái bên ngoài, 20 phụ bộ tôm thẻ, cơ quan tiêu hoá, dây thần kinh, đặc điểm giới tính.

Hình thái bên ngoài của tôm thẻ chân trắng

Tổng quan hình thái bên ngoài của tôm thẻ chân trắng:

Bao bọc toàn thân của tôm chính là một lớp vỏ chitin giúp bảo vệ tôm. Hình thái bên ngoài được chia thành 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng của tôm.

Phần đầu ngực của tôm thẻ chân trắng

Hình 2. Phần đầu ngực của tôm thẻ chân trắng.

Quan sát đầu ngực của tôm thẻ chân trắng, bà con có thể thấy bao gồm các bộ phận:

  • Mắt dạng tổ ong, hay còn thường được gọi là mắt kép.
  • Phần trên mắt có gai được gọi là chủy, phần ai gọi là gai chủy.
  • Râu tôm hay còn được gọi là tuyến anten của tôm.
  • Chân phần ngực.
  • Chân phần hàm.

Phần bụng của tôm thẻ chân trắng

Hình 3. Phần bụng của tôm thẻ chân trắng.

Tiếp theo đó bà con quan sát phần bụng của tôm kéo dài xuống là 7 đốt thân:

  • 5 đốt chân đầu tiên: Mỗi đốt sẽ có 1 cặp chân bụng
  • Đốt thứ 6 sẽ không có chân
  • Đốt thứ 7 chính là đốt đuôi tôm (telson) kết hợp với cặp chân đuôi (hay còn gọi là đuôi quạt của tôm)

20 phụ bộ của tôm thẻ chân trắng

Quan sát cấu tạo hình thái bên ngoài của tôm, có 20 bộ phận được gọi là phụ bộ của tôm.

Chi tiết phụ bộ

  • Đuôi tôm: Đây là bộ phận giúp tôm có thể bơi và búng nhảy. Đuôi tôm gồm 2 phụ bộ là đốt đuôi và phần đuôi quạt. Hình dáng đuôi quạt này có tác dụng như mái chèo đẩy để tôm di chuyển.

Phần đuôi tôm

Hình 4. Phần đuôi tôm.

 

  • 5 cặp chân bụng chạy theo 5 đốt trên thân. Đốt thứ 6 và thứ 7 không có chân và 2 đốt này dùng để bơi. Đối với những con tôm đực thành thục, chúng sẽ sử dụng các chân bụng của mình để chuyển túi tinh sang tôm cái và tiến hành phụ tinh.
  • 5 cặp chân phần ngực được sử dụng cho việc di chuyển dưới nền đáy ao. Chân phần ngực của tôm có độ dài hơn chân phần bụng, tuy nhiên nó lại mỏng manh hơn.

Chân phần ngực của tôm

Hình 5. Chân phần ngực của tôm.

  • 5 cặp chân hàm: Phần chân hàm được chia thành 3 cặp chân hàm lớn và 2 cặp chân hàm nhỏ. Trong đó chân hàm lớn giúp tôm giữ mồi và ăn mồi, còn chân hàm nhỏ mềm có tác dụng lấy thức và và lược nước vào trong mang.
  • 1 hàm dưới của tôm sẽ có răng nằm sâu bên trong để tôm có thể nghiền thức ăn.
  • 2 râu tôm, cũng chính là 2 tuyến Anten của tôm. Chúng có chức năng khứu giác và giữ thăng bằng cho tôm. Ngoài ra, chúng còn có vai trò quan trọng khác là điều hòa áp suất thẩm thấu và ion ở tôm

2 tuyến Anten của tôm

Hình 6. 2 tuyến Anten của tôm.

Cơ quan tiêu hoá của tôm

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng mà cụ thể là cơ quan tiêu hoá của tôm thẻ chân trắng sẽ bao gồm những bộ phận sau:

  • Dạ dày: Là bộ phận giúp tôm chứa và nghiền nát thức ăn.
  • Gan tụy: Nằm ở phần sau của ngực và ở phần bụng trước tim của tôm. Gan tụy tôm có màu nâu vàng. Cặp theo gan chính là đường ruột của tôm. Bộ phận này giúp tôm hấp thụ và dự trữ được các chất dinh dưỡng.
  • Đường ruột: Đường ruột có thể dễ dàng quan sát bằng mắt. Nó nằm dưới phần gan tụy và kéo dài 1 đường xuống đuôi tôm, giúp tôm tiêu hoá lượng thức ăn được đưa vào cơ thể.
  • Hậu môn: Nằm cuối đường ruột của tôm chính là hậu môn.

Vị trí dạ dày, gan tuỵ và đường ruột của tôm

Hình 7. Vị trí dạ dày, gan tuỵ và đường ruột của tôm.

Dây thần kinh của tôm

Dây thần kinh của tôm sẽ chạy dọc theo chiều dài của thân tôm, có màu xanh. Dây thần kinh giúp tôm dẫn truyền các tín hiệu từ não đến các bộ phận khác của tôm.

Đặc điểm giới tính của tôm

Bà con có thể quan sát các đặc điểm sau để có thể xác định được tôm thẻ chân trắng đực và khi tôm thẻ thành thục sinh dục:

  • Tôm thẻ chân trắng cái: Bà con sẽ quan sát cặp chân ngực thứ 4 – 5 của tôm. Lúc này ta có thể thấy 1 cơ quan trông giống như nắp đậy, tên gọi khoa học là Thelycum. Cơ quan này có dạng mở để có thể nhận được túi tinh từ tôm đực.
  • Tôm thẻ chân trắng đực: Bà con quan sát 2 cặp chân bụng đầu tiên, khi thành thục sinh dục sẽ mang được gọi là Petasma.

hu hoạch tôm thẻ chân trắng sử dụng vi sinh Microbe-Lift

Hình 8. Thu hoạch tôm thẻ chân trắng sử dụng vi sinh Microbe-Lift trong quá trình nuôi, tôm không sử dụng kháng sinh.

—–

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bà con chi tiết về cấu tạo của tôm thẻ chân trắng. Hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bà con trong quá trình nuôi tôm. Mọi thắc mắc hoặc khi gặp vấn đề với ao nuôi trong mùa vụ của mình, bà con có thể liên hệ đến Biogency, các kỹ sư thuỷ sản với nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn để hỗ trợ bà con có một vụ mùa bội thu. HOTLINE: 0909 538 514

BIOGENCY – Đơn vị phân phối sản phẩm men vi sinh chuyên dùng cho ao nuôi tôm từ Mỹ.

>>> Xem thêm: Xử lý khí độc Ammonia (NH3) & Nitrite (NO2) trong bể ương vèo tôm mật độ cao bằng biện pháp sinh học