Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, chất thải từ quá trình chăn nuôi lợn lại là mối quan ngại không hề nhỏ cho môi trường. Cùng BIOGENCY tìm hiểu thêm về chất thải chăn nuôi lợn và phương pháp xử lý ở bài viết dưới đây nhé!
Thống kê lượng chất thải phát sinh khi nuôi lợn ở nước ta
Các nguồn phát sinh chất thải từ quá trình chăn nuôi lợn bao gồm:
– Chất thải rắn:
Đối với nguồn chất thải vô cơ: Chủ yếu là các loại bao bì đựng thức ăn chăn nuôi. Với quy cách đóng bao 40 kg/bao/ (khối lượng bao bì 100g/bao).
Phân lợn: Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể lợn không hấp thụ được và thải ra ngoài cơ thể. Lượng phân thải của đàn lợn phụ thuộc vào số lượng lợn và phụ thuộc vào các nhóm lợn khác nhau.
BẢNG ƯỚC TÍNH LƯỢNG PHÂN THẢI | |
Chuồng | Khối lượng phân trung bình/ngày |
Cách ly, phát triển hậu bị | 2kg-3kg |
Đực | 2kg-3kg |
Phối | 2kg-3kg |
Mang thai | 2kg-3kg |
Đẻ | 2kg-3kg |
Cai sữa | 0.5kg-1kg |
Lợn thịt từ cai đến 30kg | 0.5kg-1kg |
Lợn thịt từ 30kg đến 60kg | 1kg-2kg |
Lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng | 2kg-3kg |
Xác lợn chết: Trong quá trình chăn nuôi, luôn có tỷ lệ phần trăm lợn chết. Đối với lợn chết không do dịch bệnh: Nếu thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, tỷ lệ lợn chết tại các trang trại ước tính theo kinh nghiệm chăn nuôi khoảng 1%/năm.
Thức ăn dư thừa của chăn nuôi: Quá trình cho ăn, thức ăn bị rơi vãi ra ngoài máng, thức ăn không ăn hết còn lại trong máng. Dự kiến lượng thức ăn dư thừa khoảng 2% lượng thức ăn hàng ngày. Đây là những chất dễ phân hủy sinh học, giàu Nitơ, Phospho và một số thành phần khác.
– Chất thải lỏng (nước thải):
Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, ngành chăn nuôi đã và đang làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ các trang trại đưa vào nguồn tiếp nhận nhưng chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng các biện pháp đơn lẻ, không hiệu quả, không đạt tiêu chuẩn xả thải. Nước thải từ các trang trại chăn nuôi lợn với thường hàm lượng COD, BOD5, Nitơ, Photpho và vi sinh vật gây bệnh cao hơn rất nhiều lần so với quy chuẩn xả thải.
Nước thải chăn nuôi lợn bao gồm: Nước tiểu của lợn, nước rửa chuồng trại, nước tắm cho lợn, nước uống bị rơi vãi. Những loại nước thải này luôn trộn lẫn các chất thải rắn khác như: phân, lông, thức ăn của lợn, các vi sinh vật, trứng giun sán,…
Đối với nước tiểu: Thành phần chủ yếu là nước (chiếm trên 90% tổng khối lượng), ngoài ra, nước tiểu còn chứa một lượng Nitơ (phần lớn dưới dạng urê) và Photpho. Đặc biệt, urê trong nước tiểu dễ phân hủy tạo thành amoniac gây mùi hôi. Lượng nước tiểu thải ra hàng ngày ước tính theo định mức như sau:
BẢNG ƯỚC TÍNH LƯỢNG NƯỚC TIỂU PHÁT SINH | |
Chuồng | Lượng nước tiểu/ngày |
Cách ly, phát triển hậu bị | 2l-4l |
Đực | 2l-4l |
Phối | 2l-4l |
Mang thai | 2l-4l |
Đẻ | 2l-4l |
Cai sữa | 0,3l-0,7l |
Lợn thịt từ cai đến 30kg | 0,3l-0,7l |
Lợn thịt từ 30kg đến 60kg | 2l-4l |
Lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng | 2l-4l |
Ngoài ra còn có các loại nước thải khác bao gồm: Nước rửa chuồng trại, nước tắm cho lợn, nước ép phân. Lượng nước thải tắm, rửa chuồng cho lợn, nước thải ép phân…
– Chất thải khí:
Nguồn phát sinh chủ yếu từ khu vực chuồng trại; hệ thống mương thoát nước thải, khu vực tách phân, bể chứa nước thải,…Các mùi hôi phát sinh chủ yếu là do khí NH3, H2S, CH4, Mecaptan (R-HS).
Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn hiệu quả từ BIOGENCY
– Xử lý chất thải rắn (phân lợn) bằng công nghệ ủ phân Compost:
Phân thải của các trang trại sẽ được mang đi ủ phân Compost, tuy nhiên khi tại thời điểm trang trại có dấu hiệu dịch bệnh từ lợn. Lượng phân được ép sẽ được mang đi phân huỷ, không đem đi tiêu thụ ra bên ngoài, tránh ảnh hưởng tới môi trường.
Để giảm thời gian và tăng chất lượng phân Compost sau ủ, cần sử dụng thêm men vi sinh ủ phân Microbe-Lift BPCC chuyên dùng cho ủ phân.
– Giảm mùi hôi trang trại chăn nuôi heo bằng vi sinh Microbe-Lift:
Để xử lý được mùi hôi sau quạt hút từng chuồng nuôi lên đến >70%. Áp dụng công nghệ phun sương tiết kiệm bằng béc phun sương, kết hợp với vi sinh xử lý mùi không khí Microbe-Lift AF (tỉ lệ pha loãng 1/500 -1/1000 lần) giúp giảm mùi hôi khoảng 70-80% sau 30 phút phun xịt.
– Tăng hiệu suất xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học Microbe-Lift:
Do tính chất nước thải chăn nuôi có độ ô nhiễm cao, nên trong quá trình xử lý thường sử dụng thêm men vi sinh để tăng hiệu quả xử lý, điển hình như:
- Vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS: Giúp giảm các chỉ tiêu COD, BOD, TSS…nhờ những chủng vi sinh vật kỵ khí được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
- Vi sinh Microbe-Lift N1: Bao gồm vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas sp. Và Nitrobacter sp. giúp thúc đẩy nhanh quá trình Nitrat hóa. Giúp hoàn thiện nhanh quá trình Nitrat hóa xử lý Amonia trong bể hiếu khí.
- Vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND: Chứa những chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh, giúp nâng hiệu suất xử lý sinh học của hệ thống nước thải chăn nuôi heo lên đến 85%. Ngoài ra, tại bể Anoxic các chủng vi sinh vật tùy nghi như Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes giúp tăng hiệu suất xử lý Nitrat trong nước thải.
Các dòng vi sinh xử lý nước thải chăn nuôi heo Microbe-Lift. |
Để biết thêm chi tiết về các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn, hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 của BIOGENCY để được tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bằng cách tận dụng chất thải