Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm

Thuốc sau khi vào cơ thể phát huy ra các loại tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe của tôm nhưng đồng thời cơ thể cũng làm cho thuốc có những biến đổi. Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm tương đối phức tạp từ lúc bắt đầu đi vào cơ thể được hấp thụ, đào thải ra môi trường và tích lũy trong cơ thể.

Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm

Phân bổ của thuốc trong cơ thể tôm

Thuốc sau khi vào cơ thể tôm sẽ được phân bổ đến các cơ quan trong cơ thể. Sau khi thuốc hấp thu vào trong máu một thời gian ngắn, sau đó qua vách mạch máu nhỏ đến các cơ quan như gan, tụy, cơ của tôm. Tùy theo tác dụng của mỗi loại thuốc sẽ lưu lại ở đâu lâu hơn.

Ví dụ: Các loại thuốc đường ruột, men tiêu hóa sẽ lưu lại ở ruột; nhưng kháng sinh, bổ gan lại tập trung ở gan tôm nhiều hơn.

Sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm

Thuốc sau khi vào cơ thể tôm phát sinh các biến đổi hoá học làm thay đổi tác dụng dược lý. Đại đa số sau khi biến đổi hoá học, hiệu nghiệm và độc lực của thuốc giảm, thậm chí hoàn toàn mất tác dụng.

Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm gọi là tác dụng giải độc. Trong gan tôm có hệ thống men rất phong phú tham gia xúc tác quá trình biến đổi hoá học của thuốc. Vì thế mà tác dụng giải độc được thực hiện chủ yếu ở gan. Nếu gan bị bệnh cơ năng hoạt động yếu, cơ thể tôm dễ bị ngộ độc thuốc.

Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm
Cẩn trọng dùng thuốc cho gan tôm đang gặp vấn đề, hoạt động yếu vì sẽ làm giảm khả năng giải độc.

Bài tiết của thuốc trong cơ thể tôm

Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu, thời gian dài hay ngắn quyết định ở liều lượng và tốc độ thuốc hấp thu vào cơ thể tôm. Đồng thời, nó còn quyết định bởi tốc độ bài tiết của thuốc trong cơ thể. Thuốc được đưa vào cơ thể sau khi phân giải, một số tích trữ lại, còn một số bị bài tiết và thải ra ngoài.

Thuốc vừa hấp thu vào cơ thể mà bài tiết ra ngay là không tốt vì quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm chưa xảy ra, thuốc chưa kịp phát huy tác dụng. Cơ quan bài tiết chủ yếu là gan tụy, đến ruột và mang. Nếu gan, ruột, mang của tôm bị tổn thương hay bị bệnh, cần phải thận trọng trong lúc sử dụng thuốc bởi lúc này tôm rất dễ bị ngộ độc.

Tích trữ của thuốc trong cơ thể tôm

Cùng một loại thuốc nhưng dùng nhiều lần, lặp đi lặp lại do khả năng giải độc hoặc bài tiết của cơ thể bị trở ngại làm thuốc tích trữ trong cơ thể quá nhiều mà phát sinh ra trúng độc. Ta thường gọi là dùng quá liều. Vì vậy, cần phải khống chế sao cho lượng thuốc vào không vượt quá khả năng bài tiết của cơ thể tôm.

Trong thực tế, ta thường dùng một lượng thuốc tương đối lớn hơn liều lượng khuyến cáo vào thời gian đầu để nhanh có tác dụng. Sau đó, bổ sung thuốc theo định kỳ số lượng ít hơn, cốt để duy trì một nồng độ thuốc nhất định trong cơ thể để có khả năng tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Khi dùng kháng sinh để chữa bệnh cho tôm thường dùng biện pháp này.

Trong phương pháp trị bệnh cho tôm người ta thường ứng dụng sự tích trữ của thuốc. Cho thuốc vào cơ thể dần dần để đạt hiệu nghiệm trị liệu và duy trì thuốc trong cơ thể trong một thời gian tương đối dài.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của tôm, điều kiện môi trường sống mà khả năng hấp thu và chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm cũng khác nhau. Bà con chú ý để sử dụng thuốc đúng liều lượng, giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, đồng thời không bị tác động xấu ngược trở lại cho tôm. Trong quá trình nuôi tôm, bà con gặp bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ đến Hotline của Biogency: 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất! Chúc bà con nuôi tôm khỏe và đạt năng suất cao.

>>> Xem thêm: Chẩn đoán bệnh cho tôm bằng cách nào?