Công nghệ AAO đang là một trong những công nghệ xử lý nước thải được xử dụng phổ biến nhất hiện nay.
1. Công nghệ AAO là gì?
Công nghệ xử lý AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải
2. Cơ chế hoạt động – Chức năng của công nghệ AAO:
AAO hay còn được gọi là A2O là viết tắt của Anaerobic (Kỵ khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí). Tên gọi của công nghệ này cũng đã phần nào thể hiện cơ chế hoạt động của nó sẽ bao gồm 3 giai đoạn: Kỵ khí – Thiếu khí – Hiếu khí.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải AAO
- Quá trình sinh học tại bể kỵ khí Anaerobic:
Tại bể bể sinh học kỵ khí Anaerobic, sử dụng các vi sinh vật kỵ khí (không sử dụng oxy) và vi sinh vật tuỳ nghi (có hoặc không có oxy đều thích hợp) để phân huỷ các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, tạo ra chủ yếu là sản phẩm dạng khí (chủ yếu là CO2, CH4) và tế bào vi sinh vật.
Có 3 giai đoạn chính trong quá trình phân hủy tại bể kỵ khí bao gồm: giai đoạn thuỷ phân,giai đoạn lên men axit, giai đoạn lên men kiềm.
- Quá trình sinh học tại bể thiếu khí Anoxic:
Bể Anoxic (thiếu khí) là một bể rất quan trọng trong công nghệ xử lý nước thải có chứa Nitơ và Phốt pho. Bể Anoxic là bể sinh học thiếu khí, sử dụng các vi sinh vật tùy nghi sinh vật tuỳ nghi (có hoặc không có oxy đều thích hợp) để phân huỷ các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ và phốt pho trong nước thải.
Các vi khuẩn tham gia vào quá trình khử Nitrate như: Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia, Pseudomonas và Achromobacter có khả năng khử nitơ trong điều kiện yếm khí.
Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình khử phốt pho là Acinetobacter. Các chất hữu cơ có chứa hữu cơ có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không chứa phốt pho hoặc các hợp chất có chứa phốt pho nhưng dễ bị phân hủy với vi sinh vật hiếu khí ở quá trình tiếp theo.
- Quá trình sinh học tại bể hiếu khí Oxic:
Chuyển hóa NH4 thành NO3-, khử BOD, COD, sunfua… sẽ được thực hiện tại quá trình này.
Các vi sinh vật hiếu khí sẽ được sử dụng để phân hủy chất thải tại quá trình này với điều kiện oxy, nồng độ PH,… thích hợp. Nitơ và Photpho trong nước thải được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O và giải phóng năng lượng.
3. Làm thế nào để sử dụng công nghệ AAO để xử lý nước thải?
Công nghệ AAO là một công nghệ có khả năng xử lý hàm lượng BOD trong nước thải khá cao. Đồng thời các vận hành cũng khá đơn giản, chi phí đầu tư không quá cao và có thể xử lý nhiều loại nguồn nước thải khác nhau. Nhờ đó mà công nghệ này được khá nhiều doanh nghiệp chọn lựa.
Để áp dụng công nghệ AAO vào sao cho hiệu quả và đạt được tất cả ưu điểm từ sử dụng công nghệ AAO. Hãy liên hệ tới Biogency qua số HOTLINE là 0909 538 514 để được các kỹ sư của chúng tôi tư vấn hướng dẫn phương án phù hợp nhất với nhu cầu của Quý khách hàng.